Đến triều vua Lê Kinh Tông (1602), Thế tổ Họ Tô Mỹ Hòa là ông Tô Văn Mang (tức Tô Đại Lang), phụng chiếu nhà Lê phó tá Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Quảng, thiết lập doanh trấn Quảng Nam và dinh Đốc phủ tại vùng đất Văn Ly. Ông dừng chân tại vùng đất Giao Thủy nơi hợp lưu giữa hai dòng sông Thu Bồn và Vu Gia, đất đai màu mỡ, tập hợp chiêu mộ dân đinh, khai hoang vỡ hóa lập ra làng ấp cho con cháu làm ăn lâu dài.
Ở xã Quế Thị hiện nay có ngôi nhà tự của dòng họ Tô Văn Công. Hàng năm vào ngày 15 tháng Ba âm lịch, Họ Tô xã Bình Sơn về đây cùng ba nhánh họ khác làm lễ cúng Tổ tiên.
Thủy tổ của chi Họ Tô thị xã Sông Cầu, Phú Yên tên là Tô Tâm, không biết từ đâu đến định cư ở đây và đến từ bao giờ. Chi họ từ Thủy tổ nay đã đến đời thứ 7 nên phán đoán là cụ Tổ đã đến Sông Cầu khoảng 200 năm. Thời gian này tương tự như các chi Họ Tô khác trong tỉnh Phú Yên, mà hầu hết các cụ Tổ của các chi Họ Tô tỉnh Phú Yên đều từ Bình Định vào, nên có thể cụ Tổ Họ Tô thị xã Sông Cầu cũng từ Bình Định vào.
Trong chi họ có ông Tô Đức Thắng là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, có 1 Đại tá quân đội, có 26 đảng viên, trong đó có 2 người đã nhân Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Thế hệ trẻ rất chăm chỉ học tập, đã có 26 người tốt nghiệp đại học, 3 Thạc sĩ, 3 cao cấp chính trị, 2 thầy thuốc Ưu tú.
Trải qua lịch sử 182 năm hình thành và phát triển của huyện Kim Sơn, rừng vàng biển bạc, với truyền thống bất khuất kiên cường của dân tộc Viêt Nam, Họ Tô luôn nêu cao tinh thần chống áp bức bóc lột, bảo vệ độc lập dân tộc, quý trọng và gìn giữ những thuần phong mỹ tục, văn hóa, ghi nhớ công ơn Tổ tiên.
Theo thông tin do ông Tô Văn Quảng, sinh năm 1961, nguyên Phó giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận cung cấp; ở Phan Rang, Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận có một chi họ Tô khoảng vài chục hộ, số khẩu chưa tính được. Nghe nói gốc là từ đảo Hải Nam, Trung Quốc sang Việt Nam từ đời ông cố.
Theo ông Tô Văn Hiển, Trưởng tộc Họ Tô Diễn Ngọc thì hiện nay Họ Tô Diễn Ngọc chỉ biết đến ông cố là cụ Tô Văn Bờ và Họ Tô Diễn Ngọc đều là con cháu trực hệ cụ Tô Văn Bờ. Xem trong gia phả thì không có tên cụ Tô Văn Bờ, vì Họ Tô Diễn Ngọc nay đến đời thứ 10, cụ Tô Văn Bờ là đời 6 mà gia phả chỉ chép đến đời 5, nên chưa có tên Tô Văn Bờ.
Họ Tô thôn Vàng sống bằng nghề nông nghiệp là chính, ăn ở hiền lành đức độ, luôn đoàn kết yêu thương nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Ngày nay đời sống đã khá giả hơn xưa, không còn cảnh chiêm khê mùa thối. Nhiều gia đình có ô tô, máy kéo phục vụ sản xuất kinh doanh, các tiện nghi sinh hoạt văn hóa tương đối đầy đủ, không còn hộ nghèo,
Bài viết này nói về người con thứ 2 của bà Đào Thị Thao là Tô Văn Là lập lên chi Họ Tô ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Chi họ này cũng có một bản sơ đồ tộc phả.
Chi họ hiện có 3 cành, gồm 85 hộ, 340 nhân khẩu. Trong đó có 3 hộ với 30 nhân khẩu đi lập nghiệp ở Quảng Ninh. Nghề nghiệp chính của người trong chi họ là nông nghiệp. Đời sống bà con còn khó khăn, có một số hộ nghèo.