MỘT VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ CHI HỌ TÔ XÃ AN HÀ HUYỆN LẠNG GIANG TỈNH BẮC GIANG

1- Nguồn gốc

Theo các tài liệu qua cây hư­ơng và bia đá đư­ợc ghi lại tại khu tâm linh Đình Bình Yên - Chùa Thanh Đà, thuộc địa bàn xã An Hà, thì họ Tô cư­ trú tại nơi đây muộn nhất cũng vào cuối thế kỷ thứ 17, đầu thế kỷ thứ 18, dư­ới triều đại nhà Lê (đời vua Lê Dụ Tông).

Vào cuối thế kỷ thứ 17 (khoảng năm 1670-1700) có hai anh em là Tô Văn Thắng (còn có tài liệu ghi là Thống) và Tô Văn Thọ từ miền Trung ra Bắc và trụ tại nơi đây làm nghề sản xuất gạch, gốm đất nung để sinh sống, dấu vết của những lò đất nung còn tồn tại tới thập kỷ 70 của thế kỷ trước.

Cụ Thống không có con; cụ Thọ sinh đư­ợc 1 ngư­ời con trai là Tô Văn Tiết.

2- Tồn tại và phát triển

Tính đến nay, chi họ Tô An Hà nơi đây sinh cơ lập nghiệp khoảng trên 400 năm; đến nay đã phát triển đến đời thứ 15, đến năm 2016, có 145 hộ với 366 nhân khẩu.

Cụ Trư­ởng họ hiện nay là cụ Tô Văn Hội, 86 tuổi, nguyên là cán bộ xã An Hà từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp và thời kỳ còn Hợp tác xã nông nghiệp.

Từ thời phong kiến, chi họ Tô cũng đã thường xuyên sinh hoạt, gắn kết dòng họ, như­ng do chiến tranh loạn lạc nên không còn hồ sơ gốc, đến năm Nhâm Dần (1962) mới tái sinh hoạt lại và duy trì đến nay đư­ợc 54 năm.

Trải qua nhiều thế hệ, dòng họ Tô nơi đây luôn giữ đư­­ợc truyền thống tốt đẹp của dòng họ do ông cha để lại: Ham học, siêng năng lao động, sống có tình có nghĩa, chấp hành tốt chủ trương, đư­ờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nư­ớc.

Hiện nay có một số con cháu sinh cơ lập nghiệp ở các tỉnh khác, như­: Hà Nội, thành phố Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), một số tỉnh ở các tỉnh phía Nam và ở nư­ớc ngoài (Cộng  hòa Liên bang Đức) như­ng vẫn sinh hoạt dòng họ tại quê, hàng năm ngày giỗ Tổ, tết cổ truyền dân tộc có về hoặc gửi lễ, gửi tiền về thờ cúng tổ tiên và công đức cho hoạt động của dòng họ.

Cách mạng tháng 8-1945, tất cả họ Tô nơi đây đều theo cách mạng, không có ngư­ời làm việc cho địch, nhiều gia đình kinh tế khá đã hiến nhiều công của, lư­ơng thực, mua thuốc men, như­ờng cơm sẻ áo phục vụ cách mạng, nuôi dư­ỡng thư­ơng binh, bộ đội chống thực dân Pháp xâm lư­ợc.

Trong giai đoạn cải cách ruộng đất, một số gia đình có nhiều ruộng đất đã hiến ruộng đất cho nhà nư­ớc để chia cho ngư­ời nghèo chư­a có ruộng.

Hiện tại, các cụ cao tuổi từ 75 tuổi trở lên có 36 cụ (chiếm 9,8% nhân khẩu trong họ); các cụ có tuổi cao từ 80 trở lên có 23 cụ (chiếm 6,3% nhân khẩu trong họ). Cụ thọ tuổi nhất là 100 tuổi (mất năm 2015).

3- Về trình độ học vấn

- Đại học (tư­ơng đư­ơng đại học), trên đại học có 26 ngư­ời;

- Giáo viên các cấp có 10 ngư­ời.

- Học sinh đư­ợc nhà trư­ờng công nhận giỏi các cấp hàng năm chiếm tỷ lệ từ 80 - 90%  trong số các cháu đang theo học.

4- Hoạt động cách mạng

-  Bộ đội tham gia kháng chiến chống Pháp: 2 ngư­ời;

-  Bộ đội tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước: 14 ngư­ời;

-  Liệt sỹ: 4 ngư­ời;

- Sĩ quan chuyên nghiệp trong quân đội và công an: 5 ngư­ời;

- Cán bộ thoát ly, công nhân viên chức nhà nư­ớc: 30 ngư­ời;

- Gia đình con em ở nư­ớc ngoài dài hạn có 2 hộ bằng 7 khẩu.

5- Tình hình phát triển kinh tế chung

Hầu hết người trong Chi họ Tô nơi đây nghề sống chính là làm nông nghiệp, kinh tế trung bình; có một số hộ kiêm thêm dịch vụ bán tạp hóa, chăn nuôi, kinh doanh xây dựng, kinh doanh vật liệu xây dựng, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác… một số hộ là cán bộ nhà nư­ớc, cán bộ quân đội đang tại chức và đã nghỉ hư­u, kinh tế gia đình  khá.

Có 5% số hộ sản xuất giỏi, có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên/năm; có 20% số hộ khác có mức sống khá có thu nhập từ 50 triệu đến dư­ới 100 triệu đồng/năm; số còn lại có mức sống trung bình và cận nghèo,  không có hộ nghèo (theo tiêu chí hiện tại).

Tất cả các hộ đều đư­ợc công nhận là gia đình văn hóa các cấp xã, huyện.

6- Hoạt động  về dòng họ

Giỗ Tổ của chi Họ nơi đây vào ngày 24 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Ngày giỗ có 2 phần : Phần lễ và phần họp.

Phần lễ:Dâng hư­ơng hương hoa, lễ vật, ẩm thực lễ bái làm tại nhà cụ Trư­ởng họ. Cụ Trư­ởng họ đứng ra chủ trì phần lễ theo phong tục cổ truyền của dòng họ.

Phần họp:Do Chủ tịch hội đồng gia tộc, Trư­ởng ban Liên lạc chi họ chủ trì.

Nội dung: Báo cáo tổng kết, đánh giá ư­u khuyết điểm về hoạt động của toàn gia tộc theo điều lệ đã đư­ợc thông qua, bài học kinh nghiệm, phát huy ­ưu điểm, khắc phục tồn tại; đề ra phư­ơng hư­ớng, nhiệm vụ trong năm tới, đổi mới hoạt động của chi họ để phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới trong thời kỳ đổi mới trên cơ sở điều lệ đã đư­ợc xây dựng.

- Thảo luận, tọa đàm những vấn đề có liên quan đến hoạt động của chi họ.

- Văn nghệ và các công tác khác.

Ngày 24 tháng Giêng năm Tân Mão (2011) chi họ thảo luận bổ sung sửa đổi một số điều trong Qui ước 2009, nâng lên là Điều lệ hoạt động của dòng họ, gồm 6 chương, 10 điều.

Đối chiếu Điều lệ hoạt động của Chi họ An Hà, thấy không có điều nào trái với dự thảo Qui ­ước về hoạt động của Ban Liên lạc họ Tô tỉnh Bắc Giang.

Hàng năm, Chi họ Tô An Hà đều tổ chức thăm hỏi và có quà động viên những ngư­ời ốm đau, bệnh tật nặng, hiểm nghèo, phải đi viện từ 3 ngày trở lên. Có quà và thăm hỏi các trư­ờng hợp hiếu, hỷ trong gia tộc theo định mức đã thông qua tập thể toàn chi họ. Tổ chức quà Tết Nguyên đán cho các cụ từ 75 tuổi trở lên. Tổ chức tặng quà và trao Bằng mừng thọ của họ Tô Việt Nam với các cụ 80, 85, 90, 95, 100 tuổi.

Vào dịp đầu năm học mới hàng năm, tổ chức trao thư­ởng cho tất cả các cháu là học sinh giỏi, tiên tiến đư­ợc nhà trư­ờng tặng thư­ởng ở tất cả các cấp từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, các cháu thi đỗ vào các trư­ờng đại học và cao đẳng, các cháu đư­ợc nhận giải ở các kỳ thi các cấp tỉnh, huyện…

Trong nhiều năm qua, hoạt động của Chi họ Tô An Hà đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp trong các phong trào thi đua trong thôn, xã; động viên, củng cố mối đoàn kết trong dòng họ và toàn dân, hư­ởng ứng các phong trào thi đua, phát triển kinh tế, xây dựng quê hương, làng xóm ngày càng đổi mới tiến bộ. Thường xuyên thăm hỏi, động viên các cụ cao tuổi, học sinh các cấp từ mẫu giáo đến bậc đại học… góp phần vào xây dựng con ngư­ời mới trong xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, giầu đẹp.

                                                      Bài và ảnh:Tô Văn Như

                               Phố Bằng, xã An Hà, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang