CÁC CHI HỌ TÔ THÔN LỘC XÁ

Xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Hiện tại Họ Tô ở thôn Lộc Xá, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa có 2 Chi họ, đó là họ Tô Duy và họ Tô Khắc; theo nghiên cứu thì hai họ Tô ở đây đều có nguồn gốc từ họ Tô làng Bao Hàm (Thái Bình), chỉ có sự khác nhau nhỏ là họ Tô Duy có trước và họ Tô Khắc có sau.  

* Họ Tô Duy:

Theo Tộc phả họ Tô làng Bao Hàm (Thái Bình), thì chi 2 đời 12 có ông Tô Đình Cương và vợ là Vũ Thị Trạch, chuyển cư vào tỉnh Thanh Hoá, đến ở thôn Lộc Xá, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương.

Ông Tô Đình Cương, sinh được 7 người con, 2 người chết sớm, còn lại 2 con trai và 3 con gái. Hai con trai là Tô Đình Uẩn và Tô Đình Chỉnh, lập thành chi họ Tô thôn Lộc Xá hiện nay.

Tính từ cụ Tô Đình Cương, thì chi họ Tô thôn Lộc Xá đã phát triển đến đời thứ 6 (là đời 17 chi hai họ Tô Bao Hàm, có Thuỷ tổ Tô Huệ Ân và Tô Huệ An). Chi họ hiện nay có 15 hộ với 86 nhân khẩu.

Nghề nghiệp chính là làm ruộng. Đời sống kinh tế thuộc mức trung bình khá, không có hộ nghèo. Con cháu hăng hái tham gia kháng chiến, có 5 Liệt sĩ chống Mỹ, 10 người tốt nghiệp đại học.

Tộc trưởng là ông Tô Duy Thung đời 5 (là đời 16 chi họ Tô Bao Hàm).

Như vậy, họ Tô Duy xuất hiện ở thôn Lộc Xá, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa tương đương với đời thứ 12 của họ Tô làng Bao Hàm (Thái Bình). 

                                                                                    TÔ DUY THUNG

*Họ Tô Khắc:

Triều đình nhà Nguyễn thời vua Tự Đức có chủ trương mộ dân đi khai khẩn đất hoang hóa. Năm 1878, cụ Lê Bá Ngự (còn gọi là cụ Quản Nhâm) người làng Lộc Long, Tổng Văn Trinh (nay là xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa), được giao 300 mẫu Trung bộ đất công điền hoang hóa: Phía Tây giáp làng Lộc Long từ xứ đồng Cồn Cao, Cây Căng, Đồng Đưng trở ra Sao Xa, Ba Mẫu; phía Đông giáp làng Trinh Xá, để chiêu dân lập ấp nên có tên làng Lộc Xá từ đây.

Buổi ban đầu một số hộ từ Lộc Long chuyển ra, trong tỉnh, ngoài tỉnh lần lượt chuyển đến ngày một đông, trong đó có dòng họ Tô.

Chi họ Tô Văn là cụ Tô Văn Viện, hậu duệ hiện nay là ông Tô Văn Xung.

Họ Tô Khắc bắt nguồn là cụ Phúc Chân, hậu duệ hiện nay là ông Tô Khắc Tuân đời thứ 17 (tính từ Thủy Tổ đến nay).

Họ Tô Khắc cũng như ba chi họ Tô ở thôn Lộc Xá đều bắt nguồn từ làng Bao Hàm, Thái Thụy, Thái Bình, có truyền thống trồng cây thuốc lào; nam nữ cùng họ Tô ở Lộc Xá không kết hôn với nhau.

Hiện nay Chi họ Tô Văn chưa bắt được liên lạc với họ Tô Bao Hàm Thái Bình.

Chi họ Tô Duy và Tô Khắc theo sợi chỉ đỏ đã nối liền đến Thủy Tổ ở Thái Bình, vẫn liên lạc với nhau thường xuyên.

Được ủy nhiệm của ông Tô Khắc Nhượng, Trưởng họ, tài liệu sưu tầm và tập hợp tư liệu sẵn có, ra tỉnh Thái Bình phối hợp với ông Tô Dũng, Trưởng tộc, hệ thống lại thì hợp với gia phả Bao Hàm xã Tô Đại Tông thế phả thì thấy:

Thủy tổ là cụ Tô Huệ Ân (Không sinh con) và Tô Huệ An.

Cụ Tô Huệ An (Đời thứ nhất)

Sinh ra cụ: Tô Văn Bảo tự Chính Đạo; Tô Văn Đậu tự Huệ Đạo; bà cô Tô Nhất Nương hiệu Từ Long; Tô Gia Tiên tổ cung Trần đệ Tam Diệu Diệu Cảnh

Cụ Chính Đạo (Đời thứ 2) sinh được:Cụ Chân Tính, Cụ Trực Tính, Cụ Vô Vi, Cụ Huệ Phúc. Như vậy, đến đời thứ ba có 4 chi.

Tiên Tổ chi 4 là cụ Huệ Phúc, thì các thế hệ sinh sống ở Thái Bình; đến đời thứ 10, thì cụ Phúc Chân (đời thứ 10) và vợ là Du Phương cùng 6 người con:Tô Ngọc, Tô Khâm, Tô Nhiên, Tô Tính, Tô Nhẫn và Tô Hoàn từ Nam Định tỉnh, Thái Bình phủ, Thụy Anh huyện. Hổ Đợi tổng, Bao Hàm thôn, chuyển cả gia đình vào làng Dược Khê, huyện Nông Cống (nay là Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa (thời gian từ bao giờ không ghi rõ). Như vậy, họ Tô ở làng Dược Khê, huyện Nông Cống (nay là Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa là đời thứ 10 (tính từ Thủy Tổ ở làng Bao Hàm. Đời thứ 13: Cụ Tô Kiên (cành thứ hai), cụ Tô Hữu (cành thứ tư) con cháu đông, nhiều, hiện vẫn ở Triệu Son, Thanh Hóa, có liệt sỹ Tô Vĩnh Diện - Anh hùng lực lượng vũ trang lấy thân minh chèn pháo chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Sau đó cụ Tô Ngọc, con trưởng (đời thứ 11) cùng ông Tô Đễ (đời thứ 12), con cả cụ Tô Nhiên trở về tỉnh Thái Bình hình thành ngành trưởng chi 4 ở Thái Bình (chi này Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Nhùng). Còn cụ Tô Khâm, Tô Nhiên, Tô Tính, Tô Nhẫn, Tô Hoàn thì vấn ở lại tỉnh Thanh Hóa và hình thành ngành II chi 4 ở Thanh Hóa.

Năm 1925, cụ Tô Tế Mỹ đỗ cử nhân được bổ nhiệm làm Án sát tỉnh Khánh Hòa. Cách mạng Tháng Tám 1945 cụ được cử làm Chủ tịch Uỷ ban lâm thời tỉnh Nghệ An, sau làm Chủ tịch Hội Liên Việt tỉnh Nghệ An.

Cụ Tô Nhiên (đời thứ 11) sinh được cụ:Tô Đễ (cùng cụ Tô Ngọc trở về Thái Bình), Tô Độ, Tô Mưu, Tô Bình.

Cụ Tô Độ (đời thứ 12) và vợ là Nguyễn Thị Vựa sinh được 4 con trai:Tô Xuân, Tô Kiên, Tô Phú và Tô Hữu; ba gái: Tô Thị Chuyên, Tô Thị Lịch, Tô Thị Hảo.

Cụ Tô Độ nuôi thầy dạy các con ăn học tại nhà. Cụ Độ mất ngày 20/5, cụ Vựa mất ngày 5/2. Mộ cụ Độ xây khang trang dưới chân phía Nam đồi Nhóm nhìn xuống hồ Tô, trước mặt huyện lỵ huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Cụ Tô Xuân (con cả, đời thứ 13) mất sớm, anh chị em trong nhà mâu thuẫn với nhau. Cụ Vũ Thị Phát(vợ cụ Xuân), Cành trưởngđưa các con của cụ cùng em chồng (con trai thứ ba của cụ Độ) là Tô Phú,Cành thứ IIIvề quê ngoại làng Lộc Xá, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa dể cư trú (từ năm nào không ghi), đến nay Họ Tô Khắc nếu tính từ Thủy tổ (ở Thái Bình) thì là đời thứ 19, với trên 50 xuất đinh. Như vậy, họ Tô Khắc đến cư trú ở làng Lộc Xá, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa là từ đời thứ 13. Cụ Tô Phú (đời thứ 12) sinh ra ông Tô Đương, làm thầy thuốc đông y nổi tiếng là chữa đau mắt. Người bệnh không phải trực tiếp dùng thuốc. Thời vua Bảo Đại ông Tô Đương làm Lý trưởng; năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, ông làm cán bộ Việt Minh xã; năm 1949 là Chi ủy viên Chi bộ. Ông Tô Đương có 3 bà vợ, nhưng không có người nối dõi tông đường, ông mất ngày 30/3/âm lịch (1960) hưởng thọ 61 tuổi.

Hiện nay con cháu cụ Tô Xuân ởLộc Xá ngày càng phát triển. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc đã có 12 người tham gia quân đội và Công an, có 1 là liệt sỹ.

Bà Tô Thị Dung, con gái cụ Tô Khắc Khoan (làm dâu họ Bùi) được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng (theo Quyết định số 1244/QĐ-CTN ngày 11/6/2014 ghi sổ vàng số 48 ngày 11/6/2014).

Ông Tô Khắc Nhượng, Trưởng phòng Tổ chức Sở Giao thông Thanh Hóa nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng từ năm 1997, ông mất ngày 6/10, thọ 83 tuổi.

Ông Tô Khắc Dởn, vào Đảng năm 1947, năm 1948 đi bộ đội làm đại đội trưởng. Năm 1952 xuất ngũ về làm Chủ tịch Uỷ ban Hành chính kháng chiến xã, rồi Thường trực Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Hành chính xã, Bí thư Đảng ủy xã liên tục đến năm 1974 nghỉ hưu, ông mất ngày 11/9/2016 hưởng thọ 69 tuổi.

Tô Khắc Truy, giám đốc xí nghiệp mỏ địa chất Thanh Hóa huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, ông mất ngày 6/11 Giáp Ngọ (2014) hưởng thọ 73 tuổi.

Ông Tô Khắc Hoan và Tô Khắc Thiện, nhận Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng (năm 2014).

Học vấn: Hiện có 15 người tốt nghiệp đại học các ngành, có 1 thạc sỹ chuyên ngành xây dựng Đảng (hai bằng đại học).

Con cháu đưa mộ cụ Tô Xuân từ Triệu Sơn về đặt cạnh mộ cụ bà ở quần thể mộ con cháu tại Nghĩa trang Cồn Cao (làng Lộc Xá).

Trước đây, họ Tô Khắc có nhà thờ xây tại làng Dược Khê, xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ngày 20/5 hàng năm con cháu vẫn tập trung về đây cúng tế; nhưng, do biến đổi của thời gian, chiến tranh kéo dài, bom đạn phá hủy nên nhà thờ này không còn nữa, con cháu đi công tác sinh sống phân tán nhiều nơi, nên chi, ngành nào thờ cúng ở đó, không có điều kiện tập trung như xưa.

                                                                              TÔ KHẮC THIỆN

                                                                        (Hậu duệ thứ 16 Thủy Tổ)