Nguồn gốc chi họ Tô ở tỉnh Bình Phước là một bộ phận họ Tô ở xã Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (Xem bài “Họ Tô huyện Bình Sơn” trang 195 của Thông tin Họ Tô Việt Nam số 20).
Vào những năm thập niên 50 của thế kỷ trước, do biến cố của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam, từ vùng đất của Thủy tổ ở Bình Sơn, Quảng Ngãi một bộ phận chắt, chít của Thủy tổ Tô Văn Trường của họ Tô huyện Bình Sơn, như các cụ: Tô Sơn, Tô Ngư, Tô Tặn, Tô Hộ, Tô Thị Ry, Tô Dương, Tô Ấm di cư vào tận dinh điền Bù Na của tỉnh Phước Long dưới thời Ngô Đình Diệm (nay là tỉnh Bình Phước) để sinh cơ lập nghiệp. Hiện nay, trong số 7 cụ di cư vào tỉnh Phước Long chỉ còn lại duy nhất cụ Tô Ấm 85 tuổi, cụ là người cao niên nhất của chi họ Tô ở tỉnh Bình Phước, con cháu gọi và tôn cụ là Trưởng tộc Họ Tô tỉnh Bình Phước.
Sau ngày thống nhất đất nước, một số con cháu chi họ Tô ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cũng vào tỉnh Bình Phước làm ăn sinh sống, nên con cháu chi họ Tô ở tỉnh Bình Phước ngày càng thêm đông đúc. Con cháu chi họ Tô sống rải rác trong tỉnh Bình Phước nhưng tập trung chủ yếu ở huyện Bù Đăng; cụ thể:
+ Xã Nghĩa Trung, Bù Đăng có 16 hộ với 83 nhân khẩu;
+ Thị trấn Đức Phong, Bù Đăng có 19 hộ với 90 nhân khẩu.
+ Thị xã Đồng Xoài có 7 hộ với 29 nhân khẩu;
+ Thị xã Phước Long có 1 hộ với 3 nhân khẩu;
Tính đến năm 2012, con cháu chi họ Tô tại Bình Phước có 43 hộ với 205 nhân khẩu. Con cháu họ Tô ở tỉnh Bình Phước chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, thu nhập từ cây điều (đào), cây cao su…; một số là công chức nhà nước, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ hưu trí, còn lại một số ít sống bằng nghề kinh doanh mua bán.
Nhìn chung con cháu có mức sống trung bình, cần cù hiếu học số người có bằng đại học và trên đại học là 14 người.
Chi họ Tô ở tỉnh Bình Phước chưa có nhà thờ họ. Năm năm trước đây vào ngày 10 tháng 3 âm lịch khoảng 70 - 80 người con cháu nhóm họp về nhà ông Tô Đức ở thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước để tổ chức giỗ vọng Thủy tổ Tô Văn Trường. Trong buổi họp mặt này con cháu chi họ Tô ở Bình Phước đã quyết định sẽ đóng góp tiền của để xây dựng ngôi từ đường, lập gia phả chi nhánh họ Tô ở tỉnh Bình Phước để có cơ sở lưu giữ cho con cháu mai sau biết gốc tích cội nguồn.
Tô Đức
- HỌ TÔ NGUYỄN THÔN ĐỒNG CHƯA xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
- HỌ TÔ XÃ DIỄN LIÊN huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
- HỌ TÔ THÔN QUẦN MỤC xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng
- HỌ TÔ XÃ MỸ LỢI huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
- HỌ TÔ XÃ LỘC THUẬN huyện Bình Đại và HỌ TÔ XÃ LƯƠNG PHÚ huyện Giồng Trôm
- Hộ Tô Hiến làng Đông Thượng xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
- Họ Tô thôn Yên Thống (xã Liêm Phong, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam)
- Họ Tô thôn Hiền Lộc (xã Bình Lãnh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam)
- Họ Tô xã An Thái Đông, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
- HỌ TÔ THÔN NÀ KHANH XÃ ĐỔNG XÁ, HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC CẠN
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
- Chúc văn mừng Hội nghị Họ Tô Hà Nội
- Tô Lịch trong “Sách Việt Nam Khai quốc”



