Trong cộng đồng dân cư của mỗi quốc gia thường có nhiều dòng họ. Theo kết quả nghiên cứu của Giáo sư Phan Văn Các, công tác tại Viện Hán - Nôm, thì Hàn Quốc có gần 300, Trung Quốc gần 1000, Anh Quốc khoảng 16.000 và nhiều nhất là Nhật Bản khoảng 100.000 dòng họ.
Có hai giả thuyết về nguồn gốc cộng đồng người Việt ở vùng Tam Đảo, tỉnh Quảng Tây,Trung Quốc
Qua quyển sách Họ Tô Việt Nam1) có thể nhận thấy Họ Tô là một trong số những dòng họ quen biết, một trong số những thành viên tích cực của gia đình lớn Việt Nam. Theo những tài liệu đã được công bố thì ở nước ta hiện nay có vài trăm dòng họ. Từ lâu, cụm từ “trăm họ” đã trở thành quen thuộc trong ngôn ngữ đời thường của người dân đất Việt. Tuy nhiên, trong các tài liệu đó, thường có sự khác nhau về vị trí và quy mô của từng dòng họ.
Gần 13 năm qua, bà Nguyễn Thị Yến (58 tuổi), đã nhận chăm sóc mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) Tô Thị Trinh (92 tuổi) ở tổ dân phố An Trường, phường Phổ Ninh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi. Nghĩa cử cao đẹp của bà Yến đã viết nên câu chuyện đong đầy tình người.

Nơi thờ nàng Tô Thị Hoạn tại chân núi Xuân Sơn, xã Đồng Loan, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng

                           Lạng Sơn có phố Kỳ Lừa

                    Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

     Nàng Tô Thị đã đi vào Văn học - Nghệ thuật. Truyện kể về nàng Tô Thị có nhiều nhưng đều mang tính truyền thuyết. Năm 2011, ông Tô Văn Trưởng, Giám đốc Bảo Việt tỉnh Cao Bằng viết thư cho tôi, cho biết ở quê ông: xã Đồng Loan, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng có ngôi ...

Ngày tháng năm sinh và mất của Đức Tô theo Dương lịch

    Từ trước đến nay, trong các thư tịch mới chỉ có thông tin về năm sinh (1102) và năm mất (1179) của Đức Tô Hiến Thành theo Dương lịch, còn ngày tháng thì vẫn còn để ngỏ. Vừa qua, trong nghiên cứu, thu thập các tư liệu để viết báo, viết sách Họ Tô Việt Nam, tôi thường tìm hiểu thông tin qua Tổng đài điện thoại VNPT và được cung cấp nhiều thông tin, tư liệu rất bổ ích. Tôi đã ...

Họ Tô ấp Cái Trám A2, xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, ông Tổ là Tô Thưng, thường gọi là ông Ba Thưng là người Trung Quốc không biết ở tỉnh nào. Ông sang Việt Nam khoảng năm 1856. Ông lấy vợ Việt Nam và sinh được 5 người con trai. Ông mất năm 1927, hiện nay còn mộ và có bia mộ bằng chữ Hán, con cháu không đọc được. Từ ông Tổ Tô Thưng là đời 1 đến hậu duệ đời nay là 7 đời. Chi họ Tô có 30 hộ 158 nhân ...

Ông Tổ là người Triều Châu (Trung Quốc) chạy sang Việt Nam sau thất bại của phong trào Phản Thanh - Phục Minh, về định cự ở thị trấn Núi Sập đã hơn 200 năm. Nay đã đến đời thứ 8 với khoảng 60 hộ và khoảng 300 nhân khẩu. Có khoảng 20 hộ đi công tác, đi làm ăn ở các tỉnh miền Tây và thành phố Hồ Chí Minh.

Trước năm 1975, có đến 80% số hộ làm nghề đá. Nay đã cấm khai thác đá nên chỉ còn một số rất ít ...

Họ Tô làng Thượng Tầm, tổng Thượng Tầm, phủ Thái Ninh (nay là thôn Thái Hòa, xã Đông Hoàng, huyện Đông Hưng), tỉnh Thái Bình, có một quyển tộc phả, viết bằng chữ Hán-Nôm, cách đây đã hơn 100 năm, viết đến đời thứ 11. Gần đây, tộc phả đã được con cháu dịch ra tiếng Việt và viết bổ sung đến đời 18.

    Căn cứ năm sinh, năm mất của các Cụ Tổ ghi theo âm lịch, sắp xếp hợp lý các đời, đối chiếu với năm dương lịch thì Thủy tổ Tô ...

    Trong công cuộc Chắp nối dòng họ - Tìm về cội nguồn của dòng Họ Tô Việt Nam, nhiều chi họ đã và đang phấn đấu viết được Tộc phả vì tộc phả là một trong ba báu vật của một chi họ (Từ đường, Mộ tổ, Tộc phả) để kết nối nghĩa tình trong chi họ.

    Trong viết tộc phả có một việc khó là xác định được số đời từ Thủy tổ đến các thế hệ hiện nay. Với các chi họ có tộc phả gốc, ghi chép được tên, ...