Những con người huyền thoại Đường Hồ Chí Minh trên biển


Liệt sỹ Nguyễn Văn Hiệu hy sinh vào lúc 11h30 ngày 24/4/1972 trên tàu 645 (Ảnh TL)

Trong 50 năm hoạt động, phát triển và trưởng thành, Lữ đoàn M25 Đường Hồ Chí Minh trên biển (Quân chủng Hải quân) có 2 lần cùng 5 tàu vận tải, 8 cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; 38 tập thể và 231 cá nhân khác được tặng thướng Huân, Huy chương các loại. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã làm nên những huyền thoại lịch sử trên sóng nước Biển Đông.

            Nhận cái chết về mình, nhường cuộc sống cho đồng đội

          Đó là Anh hùng, Thiếu úy, liệt sĩ Nguyễn Văn Hiệu, sinh năm 1932, chính trị viên tàu 54, Đoàn vận tải biển M25, quân chủng Hải quân. Từ 1962 Nguyễn Văn Hiệu cùng đơn vị có nhiệm vụ vận chuyển vũ khí bằng đường biển vào chiến trường miền Nam. Trong điều kiện khó khăn và nguy hiểm do tàu nhỏ, sóng to, gió cả và mưa bão, địch thường xuyên cho tàu tuần tra dưới nước, máy bay trinh sát, uy hiếp trên trời. Nhiều chuyến phải phải chống trọi, vòng tránh dài ngày, anh vẫn động viên đồng đội xử lý các tình huống phức tạp hoàn thành nhiệm vụ, vận chuyển được 13 chuyến vũ khí an toàn vào chiến trường Khu 7 và Khu 9.

          Trong chuyến đi từ ngày 15-3 đến 24-4-1972 vào Khu 9 các anh vượt qua được một trận bão lớn ngoài khơi thì lại gặp tàu địch. Chúng bao vây tấn công và kêu gọi đầu hàng. Nguyễn Văn Hiệu chỉ huy đồng đội đánh trả, tiêu diệt nhiều tên địch. Khi hết đạn, anh yêu cầu thủy thủ rời tàu bơi vào bờ, còn mình ở lại phá hủy tàu không để vũ khí rơi vào tay quân thù. Nguyễn Văn Hiệu, người con yêu của xã Thăng Phương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam vì nhiệm vụ của cách mạng đã tự nguyện hy sinh cuộc sống khi vừa tròn 40 tuổi.

             Cải dạng mặt, che mắt địch làm nhiệm vụ

          Thượng tá Phan Văn Nhờ (tức Tư Mau), sinh ra ở xã Long Điền, Gia Rai, Bạc Liêu. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông hoạt động trong vùng địch tạm chiếm của quê nhà và tỉnh Bến Tre. Bám đất, bám dân xây dựng cơ sở và chỉ huy lực lượng vũ trang chiến đấu. Qua 4 lần bị địch bắt, dùng mọi cực hình tra tấn dã man nhưng ông vẫn giữ vững khí tiết, trung thành với Đảng, bảo vệ cơ sở cách mạng.

          Từ năm 1960, Phan Văn Nhờ được giao nhiệm vụ tổ chức vận chuyển vũ khí từ miền Bắc vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong điều kiện khó khăn, hiểm nguy từ dông bão bất ngờ trên biển. Hơn nữa, địch thường xuyên dùng tàu thuyền chiến đấu, máy bay, phi pháo phong tỏa, tuần tra, uy hiếp nghiêm ngặt. Phan Văn Nhờ đã dũng cảm khôn khéo khi giả làm ngư dân đánh cá, khi là người đi buôn. Nhiều chuyến vòng tránh ông cho tàu ra khơi lênh đênh hàng tháng trên biển thiếu ăn, thiếu ngủ kiên quyết đưa hàng tới đích an toàn. Năm 1972, địch kiểm soátngoài khơiquá chặtchẽ,ôngnghĩ ra cách thành lập Công ty vận chuyển công khai trên biển, gọi là Công ty Việt Long (tức D731). Công ty mua 5 chiếc thuyền để làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí và mua thêm 3 thuyền vận tải kháclàm kinh tế kết hợp nghi trang che mắt địch. Kết hợp đóngmới2 chiếc tàu ở Biên Hòa trọng tải 120 tấn, 500 mã lực có gắn máy lạnh. Tổ chức10 kho cất giấu vũ khí, hàng hóa ở ngay Sài Gòn. Sau vụbịbọn phản bội chỉ điểm cho địch nhận dạng về ông.Phan Văn Nhờ đề nghịra bệnh viện Trung ương quân đội 108cải dạng mặt. Qua nhiều cuộc phẫu thuấtđể chânlôngmày từ cong, dài, thành thẳng và ngắn lại. Mũi làm cho bạnh to, miệng cũng rộng ra. Rồi cắtsườn non độn cho mũi cao lên. Bứng hết  cả da đầu, xoay ngược mái tóc từ trước ra sau. Đốt má cho đầy tàn hươngvà cácđầu ngón tay để làm cho dấu vân khác đi. Thêm 2 lần bị địch bắt ông vẫn giữ được bí mật trước kẻ thù.

          15 năm làm nhiệm vụ Đường Hồ Chí Minh trên biển, Phan Văn Nhờ tổ chức vận chuyển thắng lợi 37 chuyến hàng với 600 tấn vũ khí, thuốc men, góp phần bảo đảm cho chiến trường Nam bộ phát triển trong những thời kỳ khó khăn nhất. Tháng 8-1985, tròn 60 tuổi, Phan Văn Nhờ được tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân, khi đó ông đang là Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.

                                       Dùng tàu làm cột mốc chủ quyền

Đại tá Vũ Huy Lễ, Anh hùng lực lượng vũ trang, thuyền trưởng tàu HQ505 (bìa trái), trong một lần kỷ niệm trận chiến Gạc Ma năm 1988 (Ảnh TL)

Thiếu tá Vũ Huy Lễ là người con của xã Thái Thọ, Thái Thụy, Thái Bình. Khi 19 tuổi (tháng 7-1965) anh nhập ngũ và được đào tạo tại Trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật Hải quân trong nước và ở Liên Xô. Năm 1982 anh làm thuyền trưởng tàu HQ505, loại tàu vận tải đổ bộ hạng lớn của Mỹ ta thu được sau ngày giải phóng miền Nam. Tàu tham gia chở người, lương thực phẩm, vật liệu và kéo cả tàu LCU556, pông tông Đ.02 ra chốt giữ đảo Đá Lớn thuộc quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).

Tàu HQ 505 đã lao lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc vào ngày 14-3-1988. (Ảnh TL)

          Ngày 13-4-1988,Vũ Huy lễ chỉ huy tàu HQ 505 ra chốt giữ đảo Cô Lin (thuộc cụm đảo Sinh Tồn), Cùng đi có tàu HQ 604. Khi thấy tàu chiến của địch cắt ngang hướng tiến của tàu HQ 604 không thành chuyển sang chặn tàu HQ 505, Vũ Huy Lễ đã khôn khéo lừa địch đưa tàu HQ 505 áp sát đảo Cô Lin. Địch tăng thêm 2 tàu chiến ra khiêu khích, các thủy thủ tàu HQ 505 đã kiên quyết chiến đấu bảo vệ đảo. Sáng ngày 14-3-1988 địch đổ quân lên đảo Gạc Ma, giật cờ của ta và bắn vào tàu HQ 604. Sau đó chúng quay sang tấn công, bắn hỏng HQ 505 và định đổ bộ lên đảo Cô Lin. Vũ Huy Lễ đã động viên anh em vừa chiến đấu vừa sửa tàu rồi nổ máy, mở hết tốc lực lao tàu lên đảo làm cột mốc chủ quyền. Trước hành động quả cảm đó, địch hoang mang rút quân ra khơi xa. Tàu HQ 505 trở thành cột mốc chủ quyền trên đảo Cô Lin.

                                            Tô An Huy