
Nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, 66 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2020), chào mừng Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII, ngày 2-10, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức Tọa đàm khoa học “Giá trị di sản văn hóa đền Bạch Mã” (ảnh).
Tọa đàm đã thu hút 22 tham luận của các nhà khoa học, tập trung vào những vấn đề: Lịch sử đền Bạch Mã, kiến trúc đền Bạch Mã, hệ thống tượng thờ, di sản Hán - Nôm, lễ hội và tín ngưỡng thờ ở đền Bạch Mã và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị đền Bạch Mã.
Các nhà khoa học khẳng định, đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm là Đông Trấn cùng với đền Voi phục - Thủ Lệ (Tây Trấn), đền Kim Liên (Nam Trấn), đền Quán Thánh - Trấn Vũ (Bắc Trấn), tạo thành Tứ trấn của Thăng Long - Hà Nội. Lịch sử đền Bạch Mã có từ thời Bắc thuộc. Sau khi Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư ra xây thành Thăng Long vào năm 1010, đền được xây dựng lại. Trong Tứ trấn Thăng Long, đền Bạch Mã có niên đại sớm nhất. Hiện tại, đền còn bảo quản nhiều di vật quý: 18 bia đá cổ, 17 đạo sắc phong của Triều đình nhà Nguyễn, nhiều đồ thờ tự quý khác và nhiều thư tịch có liên quan được lưu giữ tại Viện Hán - Nôm; tượng Thần chủ Long Đỗ bằng đồng hiện đặt tại khám thờ ở Hậu cung, có từ thời nhà Lê, thế kỷ 17.
Gắn liền với Di tích đền Bạch Mã được biết trước đây có lễ hội Nghênh xuân, vừa mang tính cung đình, vừa mang tính dân gian đặc sắc, có nguồn gốc từ thời Lý, được tổ chức vào mùa xuân hằng năm, mang đậm dấu ấn của văn hóa nông nghiệp. Đây là một Di sản văn hóa phi vật thể rất có giá trị nhưng do các nguyên nhân khác nhau, lễ hội Nghênh xuân không được duy trì nữa.
Các nhà khoa học cũng đề xuất một số biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị đền Bạch Mã, nhất là làm rõ giá trị nổi bật của lễ hội Nghênh xuân, tiến tới khôi phục lễ hội này. Đồng thời, với những ý nghĩa và giá trị nổi bật của Di tích đền Bạch Mã, các nhà khoa học đề xuất chuẩn bị xây dựng Hồ sơ đề nghị xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
GIANG NAM (Báo Nhân Dân)
- Thiếu tướng Tô Ân Xô: Lực lượng Công an đã xác minh, thẩm tra hàng trăm nhân sự các cấp
- Đại tướng Tô Lâm: "Trọng dân, gần dân, lúc dân cần, lúc dân khó, có công an”
- Về ngôi Đền Nàng Tô Thị ở Hạ Lang, Cao Bằng
- Đại tướng Tô Lâm: Lần đầu tiên “an ninh con người” thành mục tiêu phát triển
- Bộ trưởng Công an trao tặng nhà cho hộ nghèo ở Mường Lát
- Quốc hội khóa XIV thể hiện rõ trách nhiệm, hành động vì lợi ích của Nhân dân, đất nước
- Việt Nam trao Huân chương Hữu nghị cho Đại sứ Nga
- THANH NIÊN HỌ TÔ VIỆT NAM “TIẾP BƯỚC CHA ANH, VINH DANH TIÊN TỔ”
- LỄ DÂNG HƯƠNG ĐỀN BẠCH MÃ
- Hành trình mùa xuân
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
- Chúc văn mừng Hội nghị Họ Tô Hà Nội
- Tô Lịch trong “Sách Việt Nam Khai quốc”



