
Mâm cỗ cơ bản thường bao gồm: bánh trôi, bánh chay, hương, hoa, trầu cau.
Trong đời sống người Việt, đặc biệt là các dân tộc ở miền núi phía Bắc, tết Hàn Thực (mồng 3 tháng 3 âm lịch) là ngày lễ lớn. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa của Tiết Thanh Minh, Tết Hàn Thực và cúng bánh trôi, bánh chay thế nào?
"Thanh minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân…"
Bốn câu thơ nổi tiếng trong Truyện Kiều quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Tiết Thanh Minh năm nay vào ngày 4 tháng 4 năm 2021 (tức ngày 23 tháng 2 năm Tân Sửu); Tết Hàn thực vào ngày mồng 3 tháng Ba âm lịch (tức ngày 14 tháng 4 năm 2021).
Tiết Thanh Minh
Thanh Minh là làm cho mồ mả gia tiên trở nên thoáng đãng, cắt tỉa bớt cây cỏ để âm khí và dương khí tương tác tốt hơn. Cắt tỉa cây cũng chính là dấu hiệu của sự kết thúc Mộc Khí thuộc mùa Xuân, tại tháng Thìn thuộc Dương thổ và chuẩn bị cho Hỏa khí của mùa Hạ.
Thanh Minh là tiết thứ năm trong"nhị thập tứ khí" và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, Thanh là khí trong, còn Minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang Tiết Thanh Minh.
Tết Hàn Thực
Tết Hàn Thựclà ngày Tết được lưu truyền theo quan niệm dân gian. Đây là ngày lễ lớn đối với các dân tộc miền núi phía Bắc và các tỉnh miền xuôi thì xem đây là ngày "bánh trôi bánh chay" thắp dâng hương lên bàn thờ tổ tiên. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa của tết Hàn Thực là gì? Nhà nghiên cứu Hoàng Triệu Hải - Giám đốc Trung tâm Lý học Đông Phương cho biết.
Hàn Thực (thức ăn lạnh) vốn được coi có nguồn gốc từ Trung Quốcthông qua tích của ông Giới Tử Thôi thời Đông Chu liệt quốc. Theo điển tích này, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo vua giúp đỡ mưu kế.
Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cám kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm.
Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình. Vì vậy về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.
Qua đây, chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng ngày 3 tháng 3 âm lịch chẳng liên quan tới ngày mất của ông Giới Tử Thôi này. Nó như một sự gán ghép là lấy một tích nào đó để mô tả cho ngày Tết Hàn Thực.
Các bài phân tích của Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương luôn khẳng định, Tết Hàn Thực cũng như các ngày lễ, Tết liên quan tới âm lịch và nền văn minh lúa nước đều không phải của người Trung Quốc, mà nó hoàn toàn liên quan tới nền văn minh của người Việt.
Vì sao người Việt cúng bánh trôi, bánh chay
Hàn Thực tức là ăn món lạnh, mong cho mùa Hạ bớt nóng và ngày thứ ba trên Hà Đồ thì số 3 thuộc Dương Mộc. Ngày đó là đánh dấu ngày kết thúc của Mộc Khí nên đó là ngày không dựa vào lịch Can Chi, Dương lịch hay bất kỳ một ngày quy ước của tôn giáo, đạo giáo nào mà đó là quy ước theo âm lịch và âm dương ngũ hành.
Tổ tiên chúng ta sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay để thắp hương và dâng lên hương linh gia tiên là hoàn toàn dựa trên nguyên lý âm dương ngũ hành chứ không hề liên quan tới Phật giáo hay Đạo giáo.
Với ý nghĩa đó, chúng ta thấy rằng không chỉ tết Hàn Thực mà mọi ngày tết, lễ của dân tộc Việt Nam là hoàn toàn dựa trên nguyên lý âm dương ngũ hành, bởi chúng ta mới là chủ nhân đích thực của học thuyết này. Việc gìn giữ qua hằng ngàn năm vẫn sẽ được chúng ta tiếp nối cho các thế hệ sau.
Tô Đức Minh (st)
- Bài hát “Trước ngày hội bắn” và nhạc sĩ Trịnh Quý
- Đầm sen quê tôi
- Ngợp sắc Levitan (1)
- Sắc tứ Quan Âm cổ tự: Vầng hào quang Phật giáo tại Cà Mau
- Em đứng trên cầu đợi anh
- Chị ngồi chuốt chỉ thời gian
- Bến sông quê
- Hồ Đại Lải
- Bài hát “Bài ca trên núi” trong phim “Vợ chồng A Phủ”
- Bài thơ “Bóng cây Kơ nia” và nhà thơ Ngọc Anh
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
- Chúc văn mừng Hội nghị Họ Tô Hà Nội
- Tô Lịch trong “Sách Việt Nam Khai quốc”



