
Trang Văn trẻ Hải Phòng trân trọng giới thiệu bài thơ lục bát của nhà thơ Tô Ngọc Thạch, bài thơ như một thống kê bằng thơ khéo léo và tinh tế về sự nghiệp của nhà văn Cao Năm.
Nhà văn Cao Năm, Hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, cư trú tại số 6B, ngõ 258 Đà Nẵng, tổ 26 phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng đã từ trần vào hồi 22 giờ 37 phút, ngày 01/ 09/ 2015 tại nhà riêng thọ 76 tuổi. Nhà văn Cao Năm là con người say mê với sự nghiệp báo chí và văn học, ông từng đoạt nhiều giải cao trong các cuộc thi sáng tác văn học của Trung ương và địa phương. Nhà văn cũng là người tích cực trong công tác Hội và ươm mầm văn cho thế hệ trẻ. Hai năm gần đây ông phải gồng mình chống chọi với căn bệnh quái ác vào giai đoạn cuối. Ông ra đi khi còn bao dự định dang dở, mặc dầu vậy Nhà văn cũng đã kịp để lại cho cuộc đời nhiều tác phẩm có giá trị mà ông viết ra từ gan ruột của mình.
Trang Văn trẻ Hải Phòng trân trọng giới thiệu bài thơ lục bát của nhà thơ Tô Ngọc Thạch, bài thơ như một thống kê bằng thơ khéo léo và tinh tế về hồn cốt các tác phẩm trong đời sáng tác của nhà văn Cao Năm.
Ảnh minh họa
“Người ngoài họ” “Bên cửa sông”
“Chuyện giờ mới kể”: “Bão đồng” “Trăng suông”
“Hai ngày…” trôi giữa đời thường
“Hạ mã” “Tiếng vọng” vấn vương quê nhà
Đây “Lời Bác sáng trong ta”
“Một góc nhìn” lạ khật khà đắm say
“Áo xanh ướt đẫm” heo may
“Đứa bé trong núi” tháng ngày chênh chao
“Gửi người trần gian” nghẹn ngào
Tình “Con trai thứ” lạc vào cõi mê
Còn bao toan tính bộn bề…
Trang văn neo mãi bến quê hương mình.
- VỊNH TÔ THỊ VỌNG PHU SƠN - Nguyễn Đề
- Cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ đầy đủ và chi tiết
- Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6
- Di tích núi Tô Thị – Điểm nhấn độc đáo của văn hóa Xứ Lạng
- Thân phận của thi sĩ
- NGƯỜI CON GÁI HỌ TÔ HÀ NỘI
- Nàng Tô Thị không hóa đá!?
- Tết Thanh minh và ý nghĩa của việc tảo mộ
- Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Hàn thực 3/3 Âm lịch
- Tập truyện Lá bàng xanh ngoài cửa sổ của Tô Đức Chiêu - Một khúc tráng ca
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
- Chúc văn mừng Hội nghị Họ Tô Hà Nội
- Tô Lịch trong “Sách Việt Nam Khai quốc”



