Bà con thôn Lạc Thành Nam, xã Tây Ninh vui mừng được dỡ bỏ phong tỏa phòng chống Covid – 19 ngày 20-8-2020 (Ảnh TL)
Theo gia phả họ Tô xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình thì ba ông Tổ của 3 chi họ làng Đại An (thôn Trung Tiến, xã Tây An hiện nay), làng Đại Hoàng (xã Tây Lương), làng Đại Hữu (xã Tây Ninh) là 3 anh em ruột của cụ Tổ Tô Quang Cang.
Cụ Tổ Tô Quang Cang có 2 người vợ:
Bà cả sinh được 3 con trai là Tô Quang Triệu, Tô Quang Cần, Tô Quang Tiếp.
Bà hai sinh được hai con trai là Hiền và Thảo.
Ba anh em Tô Quang Triệu, Tô Quang Cần, Tô Quang Tiếp từ Cầu Không Nam Định về đất Thái Bình.
Cụ Tô Quang Triệu và Tô Quang Cần ở làng An Ấp sau này gọi là làng An Khang nay là xã Tây An. Cụ Tô Quang Tiếp về ở làng Đại Hoàng, nay là xã Tây Lương.
Thời gian Cụ Nguyễn Công Trứ làm doanh điền sứ, khai hoang lấn biển lập ra các làng xã mới của huyện Tiền Hải (1822 – 1828) cụ Tô Quang Cần tham gia việc khai phá vùng đất mới và định cư ở làng Đại Hữu nay là xã Tây Ninh trở thành ông Tổ của chi Họ Tô Như làng Đại Hữu.
Cụ cùng các ông tổ của các chi họ khác có công khai phá vùng đất mới được thờ làm Tiên công ở đình làng Đại Hữu.
Cụ Tô Như Cần thường gọi là cụ Quản Cần sinh được 5 người con trai là Tô Như Tú, Tô Như Hải, Tô Như Sĩ, Tô Như Nho, Tô Như Học.
Cụ Tô Như Học còn gọi là Tô Mạnh Học con cháu đời sau không biết cụ lập chiến công gì nhưng được triều đình nhà Nguyễn phong là Đông Hải Đại Vương mãnh Tướng Đệ nhị tướng quân được thờ làm Thành hoàng làng Đại Hữu.
Hai cụ Tô Như Sĩ, Tô Mạnh Học không có con nối dõi, còn 3 cụ khác trở thành ông Tổ của các nhánh Họ Tô, thuộc chi Họ Tô Như làng Đại Hữu hiện nay. Con thứ ba của cụ Tô Như Tái là Tô Như Xuân thường gọi là cụ Háo Xuân có công chữa bệnh dịch cho dân làng Thần Huống, phủ Thái Ninh được dân làng lập đền thờ sống và dân làng tâu với triều đình nhà Nguyễn phong làm Thành hoàng làng Thần Huống.
Chi Họ Tô Như làng Đại Hữu nay đã phát triển đến đời thứ 9. Số đông sống tại làng, còn một số gia đình đi làm ăn, công tác ở các tỉnh Lào Cai, Hải Phòng đã được vài ba đời thành những nhánh họ ở các địa phương đó và vẫn theo giỗ tết ở quê hương.
Bà con sống ở quê hương chủ yếu là làm ruộng, một số đi làm các ngành nghề thủ công trong phạm vi làng, xã, huyện. Kinh tế khá giả có nhiều đóng góp để xây dựng nơi thờ tự và các hoạt động của dòng họ nơi quê nhà.
Chi họ có ngôi nhà thờ cũ đã bị xuống cấp. Nay bà còn đóng góp và được sự tài trợ của con cháu làm ăn xa để tôn tạo lại ngôi nhà.
Họ Tô Việt Nam
- CHI HỌ TÔ XÃ VINH MỸ, HUYỆN PHÚ LỘC, THỪA THIÊN - HUẾ
- CHI HỌ TÔ XÃ VŨ THẮNG, HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH
- Chi Họ Tô xã Xuân Quang, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
- BẮC NINH CHI HỌ TÔ XÃ YÊN PHỤ, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH
- Chi Họ Tô xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
- CHI HỌ TÔ XÓM LẺ, XÃ HẠ MỖ, HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI
- Chi Họ Tô xóm Quyết Tiến xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
- Chi họ Tô Xuân làng Khánh Vân, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội
- HỌ TÔ XÃ TRUNG LẬP THƯỢNG, HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- HỌ TÔ XÃ VĨ THƯỢNG, HUYỆN QUANG BÌNH, HÀ GIANG
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
Hôm nay : 678
Tháng hiện tại : 17953
Tổng lượt truy cập : 2622472