
Theo gia phả viết từ đời Tự Đức, năm thứ 34 (1881) thì Thủy tổ của chi họ là Tô Công Húy Khoan và Tổ bà là Huỳnh Thị Húy La quê ở miền Bắc vào lập nghiệp ở xứ Đập Đá, xã Hà Thanh, tỉnh Bình Định từ đời Lê Hiển Tông (1740- 1780) niên hiệu Cảnh Hưng cách đây 300 năm.
Đến đời thứ tư, cụ Cao tổ là Tô Văn Thổ lại chuyển cư vào ấp Thái Hiên, xã Định Trung, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nghe nói là vào thời Minh Mệnh (khoảng năm 1830).
Đời thứ năm, cụ Tô Văn Phận là thầy thuốc đi nhiều nơi chữa bệnh, thấy đất Ngọc Linh, thôn Hòa Quang đẹp đã thiên cư vào đó, kết hôn với người con gái họ Lê tên là Lê Thị Tim, sinh được 2 con trai, con trưởng ở Ngọc Thôn, con thứ ở xã Thanh Vực. Từ đó cuộc sống ngày càng thịnh vượng, con cháu ngày càng đông lên.
Đến đời thứ 6, ông Tô Văn Diễm thấy phong tục thôn Thọ Vực tốt đẹp, ông bèn bán một phần ruộng ở Hòa Quang lấy tiền nộp cho làng Thọ Vực để xin nhập tịch.
Đến đời thứ bảy một số gia đình chuyển cư vào thôn Sơn Thọ, xã Hòa Kiến và đi lập nghiệp ở nhiều nơi khác trong tỉnh Phú Yên, nhưng vẫn lấy thôn Thọ Vực làm chính quán, mọi sinh hoạt việc họ vẫn ở thôn Thọ Vực.
Đời thứ bảy có cụ Tô Văn Quế sinh năm 1864. Năm 1894 cụ đi thi Hương ở trường thi Bình Định đỗ Tú tài. Cụ là người khai khoa phía Bắc Đà Rằng tỉnh Phú Yên. Cụ được vua Khải Định phong chức Hàn lâm đãi chiếu
Chi họ Tô Sơn Thọ nay đã phát triển đến đời 12 (tính từ Thủy tổ Tô Khoan) với khoảng 40 hộ gần 200 nhân khẩu. Nghề nghiệp chính là làm ruộng, một số người làm thầy thuốc, dạy học. Ngày nay con cháu nhiều người thoát ly khỏi quê hương đi sản xuất kinh doanh và làm viên chức nhà nước, đời sống khá giả không có hộ nghèo.
Chi họ có 15 người tốt nghiệp đại học.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nhiều con em trong họ đã tham gia lực lượng vũ trang chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, có 4 liệt sĩ hy sinh cho đất nước.
Năm 1989 chi họ xây dựng được nhà thờ. Vào các ngày giỗ họ: 27 tháng Chín (âm lịch), 27 tháng Mười (âm lịch), ngày tảo mộ: 16 tháng Chạp, con cháu về dự đông đủ.
Tô Miên
- Họ Tô huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
- HỌ TÔ HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI
- HỌ TÔ HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
- HỌ TÔ HUYỆN DẦU TIẾNG, TINH BÌNH DƯƠNG
- HỌ TÔ HUYỆN CÁI NƯỚC, TỈNH CÀ MAU
- HỌ TÔ HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH CAO BẰNG
- HỌ TÔ GIA XÓM BẪU CHÂU, XÃ LỤC BA, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
- HỌ TÔ DUY THÔN CHÂU TRÚC, XÃ MỸ CHÂU, HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH
- HỌ TÔ DUY GỐC MẠC, XÃ QUỲNH NGHĨA, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN
- HỌ TÔ ĐỨC THÔN CHẤN, XÃ ĐÔNG BÀI, HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



