Đường làng rực rỡ sắc hoa ở xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh (Ảnh TL).
Theo bài giới thiệu về chi họ của Trưởng tộc Tô Văn Thanh, thì chi họ này là một cành của Họ Tô xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; do mâu thuẫn nội tộc nên từ bỏ dòng họ, di chuyển xuống Ma Lôi tức Thụy Lôi ngày nay lập quê làm ăn sinh sống.
Trong bài viết có ghi một câu: “Sau vì cành trưởng là Tô Long Dỗi lấy quyền gia trưởng áp bức đệ huynh, lăng mạ thúc phụ gây ra nhiều việc không hay trong gia tộc”.
Nhưng vì bài viết không rõ ràng, nên không biết sự phân liệt xảy ra từ đời nào, vào thời gian nào, nên cũng không làm rõ được nguồn gốc và sự phát triển của chi họ.
Ban biên tập sách Họ Tô Việt Nam đã về đây tìm hiểu và căn cứ kết quả khảo sát điền dã, tạm phác ra nguồn gốc chi Họ Tô Thụy Lôi như sau:
Hiện nay chi họ còn giữ được 3 phế tích và một câu ca:
- Một ngôi mộ cổ kiên cố, trong quan ngoài quách, có thể là mộ của một người có vị thế cao trong xã hội thời xưa, nhưng ngôi mộ chìm trong lòng đất, không còn vết tích trên mặt đất.
- Một lăng mộ của một người con gái trong dòng họ có tên là Qùynh Hoa công chúa.
- Dấu vết của một dinh thự của một vị quan lại đời xưa đã bị dỡ bỏ những năm 60 thế kỷ trước, nay trên ban thờ chỉ còn giữ được một tấm thần chủ, một bức đại tự và một đôi câu đối.
- Một câu ca từ đời xưa để lại là “Em Quan thị, chị Chúa bà”.
Trên tấm thần chú ghi dòng chữ Hán: “Nội doanh gia tặng Đồng Tri nội sự Hà Trạch hầu tự Danh Hiển”. Đây là thần chủ của một vị đại thần chức là Đồng Tri nội sự, tước là Hà Trạch hầu, tên chữ là Danh Hiển.
Còn đôi câu đối và bức đại tự, ý tứ rất khó hiểu nhưng hàm ý là nơi cung cấm của phụ nữ. Nếu kết hợp với câu ca là “Em Quan thị” và theo lời cúa chi họ này ông Tô Danh Hiển không có con, hiện nay do con cháu của ngành Trưởng thờ cúng, có thể phán đoán Tô Danh Hiển là quan Thái giám và ngôi mộ cổ có thể là phần mộ của quan Thái giám Hà Trạch hầu Tô Danh Hiển.
Theo tấm bia đá ở từ đường Họ Tô Yên Phụ (Yên Phong, Bắc Ninh) thì công chúa Quỳnh Hoa là em gái của Tướng công Tô Khang Sơn, Thủy tổ Họ Tô Yên Phụ và Họ Tô Yên Phụ cũng nói là mộ Quỳnh Hoa công chúa ở làng Thụy Lôi.
Nếu theo câu ca “Em Quan thị, chị Chúa bà” thì Hà Trạch hầu Tô Danh Hiển là em trai công chúa Quỳnh Hoa, và như vậy cũng là em trai của Tướng công Tô Khang Sơn, mà không phải là con cháu của Tô Khang Sơn.
Từ những tư liệu trên có thể phán đoán là sự phân liệt xảy ra ngay từ đời thứ hai của chi Họ Tô Yên Phụ. Có thể Tô Long Dỗi là con cả của Tướng công Tô Khang Sơn lấy quyền gia trưởng áp bức đệ huynh (các con thứ của Tô Khang Sơn), lăng mạ thúc phụ (phải chăng là Tô Danh Hiển), vì vậy một vài người con thứ đã từ bỏ cành Trưởng và chuyển về Vai Sái định cư, sau chuyển về Ma Lôi, tức xóm Đông, thôn Thụy Lôi, rồi lại chuyển về Khu 5, xóm Chùa thôn Thụy Lôi là chỗ định cư, lập nên dòng Họ Tô ở làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm ngày nay. Được biết hiện nay con cháu Họ Tô Thụy Lôi đã xóa bỏ hiềm khích, quay về nhận họ và theo giỗ tết với Họ Tô Yên Phụ, Yên Phong, Bắc Ninh.
Nếu giả thiết nêu trên là đúng thì Họ Tô Thụy Lôi cũng có bề dày lịch sử 800 năm và vì Họ Tô Yên Phụ nhận là dòng dõi Đức Tô Hiến Thành thì Họ Tô Thụy Lôi cũng là hậu duệ của Đức Tô.
Cùng với Họ Tô Yên Phụ, Họ Tô Thụy Lôi ngày nay có thể đã đến 30 đời. Hiện nay có hơn 100 hộ với 360 nhân khẩu và 177 đinh. Ngoài số đông sống ở quê, có một số hộ đi làm ăn định cư ở Bắc Giang, Lâm Đồng. Số sống ở quê chủ yếu làm nông nghiệp, trước đây có thêm nghề dệt vải và nay là nghề mộc. Đời sống khá, không còn hộ nghèo.
Họ Tô Thụy Lôi nên khôi phục lại phần mộ của Hà Trạch hầu Tô Danh Hiển và tôn tạo lăng mộ công chúa Quỳnh Hoa, không để thành phế tích tiêu điều và nếu có điều kiện cũng tôn tạo lại ngôi nhà thờ Hà Trạch hầu, vì đây là di tích quý thể hiện truyền thống của một dòng họ danh giá có bề dày lịch sử.
Viết thêm: Được biết vào đầu năm 2015. Họ Tô Thụy Lôi đã khai quật hai ngôi mộ của công chúa Quỳnh Hoa và Hà Trạch hầu Tô Danh Hiển, thấy đều là trong quan ngoài quách. Quách của Quỳnh Hoa công chúa rộng 1 mét, dài 2,5 mét; của hà Trạch hầu Tô Danh Hiển rộng 0,87 mét, dài 2,4 mét. Họ Tô Thụy Lôi đang thương lượng mua đất ruộng của dân để xây thành lăng mộ.
Họ Tô Việt Nam
- Họ Tô Văn thôn Quan Khê và thôn Thọ Khê, xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
- Chi họ Tô Văn xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
- Chi họ Tô Văn xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
- CHI HỌ TÔ VĂN XÃ BÌNH NGUYÊN, HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH
- CHI HỌ TÔ VĂN THÔN YÊN THÁI, XÃ ĐÔNG YÊN, HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI
- CHI HỌ TÔ VĂN THÔN TỬ LẠC, PHƯỜNG MINH TÂN, THỊ XÃ KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG
- Họ Tô Văn thôn Quan Khê và thôn Thọ Khê, xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
- Chi Họ Tô Văn thôn Chấn, xã Đồng Bài, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
- Chi Họ Tô Văn làng Khánh Vân, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
- CHI HỌ TÔ VĂN THÔN TÚ SƠN, XÃ ĐỨC LÂN, HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
Hôm nay : 200
Tháng hiện tại : 24734
Tổng lượt truy cập : 2798532