
Cánh đồng sản xuất rau VietGap Bàu Tròn xã Đại Cường, Đại Lộc (Ảnh TL)
Theo sách tiền nhân để lại thì làng Phúc Khương (nay là thôn 8, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) cách nay khoảng 500 năm là một vùng rạch nước, đầm lầy, lau sậy bên dòng sông Vu Gia. Được các bậc tiền nhân khai phá trở thành vùng đất màu mỡ trù phú, nên dân cư theo thời gian tồn tại và ngày càng phát triển.
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, làng có nhiều tên gọi khác nhau. Dưới thời Hồng Đức, tên làng là Phước Khang; đời Chúa Nguyễn được đổi thành làng Phúc Khương, thuộc tổng Phú Mỹ, phủ Duy Xuyên.
Theo lời kể của các cụ cao niên, vào khoảng cuối Triều Lê đầu Triều Nguyễn (từ 1750 - 1780) có 3 anh em người Họ Tô từ Thanh Hóa vào Gò Nổi, xã Điện Phong, huyện Điện Bàn để tìm kế sinh nhai lập nghiệp. Sau một thời gian sinh sống thì người anh có gia đình và sinh cơ lập nghiệp tại thôn Thi Phương, xã Điện Phong, lập thành chi Họ Tô thuộc phái I và II. Người em kế đến lập nghiệp tại làng Lệ Bắc xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên và lập gia đình sinh ra phái III của tộc Tô. Người em cuối đến tại làng Phúc Khương (nay là thôn 8, xã Đại Cường) để sinh cơ lập nghiệp, sinh ra phái IV, nay là chi Họ Tô làng Phúc Khương.
Thủy tổ chi Họ Tô làng Phúc Khương là cụ Tô Viết Đường, Tổ bà là Nguyễn Thị Huệ. Như vậy, là Thủy tổ đã từ Thanh Hóa vào lập nghiệp khoảng năm 1780, tính đến nay đã được 236 năm.
Hiện chi Họ Tô làng Phúc Khương có 2 ngành với 30 hộ và 89 nhân khẩu; điều đặc biệt là nam giới chiếm khoảng 70 %. Người trong chi họ chủ yếu sống tại quê ở làng Phúc Khương, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Hiện có 5 hộ với 20 nhân khẩu đi lập nghiệp và định cư tại tỉnh Đồng Nai.
Chi Họ Tô làng Phúc Khương đến nay đã là đời thứ 10 (tính từ cụ Thủy tổ đến các thế hệ mới sinh).
Nghề nghiệp chính của bà con trong chi họ chủ yếu là làm ruộng, nên đời sống còn nhiều khó khăn.
Trong thời phong kiến, mặc dù cuộc sống khổ cực nhưng bà con trong chi họ vẫn có người được đi học. Tiêu biểu có cụ Tô Văn Ký, sinh năm 1908 là nhà nho, được người trong làng gọi là ông Tư Ký. Do có nhiều đóng góp cho cách mạng, ông được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập vào năm 2009. Hiện nay, trong chi họ chỉ có 1 người có bằng đại học.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có nhiều con em trong chi họ đã tham gia lực lượng quân đội và công an. Có 10 người là liệt sỹ, 1 người là thương binh và 1 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng: Mẹ Bùi Thị Ký - con dâu họ Tô có 3 con là liệt sỹ.
Hiện nay chi họ lập được gia phả, xây dựng được 2 nhà thờ chi phái và mộ cụ Thủy tổ, lại tiếp tục trùng tu khang trang từ năm 2005.
Ngày giỗ Tổ của chi họ hàng năm là vào ngày 12 tháng Hai âm lịch.
Tô Bổng
- HỌ TÔ THÔN ĐẠI ĐỒNG, XÃ ĐÔNG Á, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, THÁI BÌNH
- HỌ TÔ THÔN CÚC LÙNG, XÃ NAM CƯỜNG, HUYỆN CHỢ ĐỒN, BẮC CẠN
- Họ Tô thôn Cốc Lại, xã Phan Thanh, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
- Họ Tô thôn Cậy, xã Long Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- Họ Tô thôn Bảo Hà, Xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
- Họ Tô thôn An Trường, phường Phổ Ninh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
- HỌ TÔ THÔN AN NỘI XÃ AN SƠN, HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
- HỌ TÔ THÔN 3, XÃ NGHĨA DŨNG, TP QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI
- Họ Tô thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên
- HỌ TÔ THỊ TRẤN VÂN TÙNG, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC CẠN
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



