
Trường Mầm non Tô Quyền, xã Nghĩa Trụ đạt chuẩn quốc gia (Ảnh TL)
Làng Xuân Cầu nằm giữa xã Nghĩa Trụ (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) gồm 3 thôn Lê Cao, Phúc Thọ, Tam Kỳ, chạy dọc theo dòng sông Bắc Hưng Hải. Họ Tô cư trú chủ yếu ở thôn Tam Kỳ.
Theo các cụ cao tuổi truyền lại thì từ xưa đến nay ở thôn Tam Kỳ có 4 chi Họ Tô: Tô Xuân, Tô Ngọc và 2 chi Họ Tô không có chữ đệm.
Họ Tô Ngọc có 4 cành, cành nào cũng có gia phả và nhà thờ riêng. Nhưng trong kháng chiến chống Pháp, làng Xuân Cầu là khu du kích nên bị giặc Pháp đốt phá nhiều lần, nhà thờ tan, gia phả mất, chỉ còn 2 cuốn của cành hai và cành ba. Cành 4 hiện nay đang khôi phục lại gia phả, dựa vào trí nhớ của các cụ cao tuổi và gia phả của các cành liên quan.
Theo gia phả của cành hai do cụ Đốc Nam (Tô Ngọc Nữu, đời thứ 8) viết bằng chữ Hán, cụ Tô Tu (cháu đời 11) lược dịch thì chi Họ Tô Ngọc được ghi lại từ cụ Đạo Khoan, không biết các cụ đời trước nữa, nên chi họ Tô Ngọc thờ cụ Đạo Khoan là Thủy tổ.
Cụ Đạo Khoan không biết tên húy, không biết ngày, tháng, năm sinh; chỉ biết tên tự của cụ là Minh Biện, hiệu là Đạo Khoan. Cụ là Giám sinh Quốc Tử Giám đời Hậu Lê. Cụ mất ngày 15 tháng Bẩy âm lịch, không rõ năm nào. Cụ bà họ Nguyễn, hiệu là Từ Hạnh mất ngày 7 tháng Chín âm lịch, không rõ năm nào. Hiện còn mộ hợp táng của hai cụ ở cánh đồng làng.
Họ Tô Ngọc có 4 cành, không biết phân cành từ đời thứ mấy (có lẽ là đời thứ 6). Con cháu Họ Tô Ngọc do đi làm ăn buôn bán, đi tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến, ly hương khá nhiều. Hiện nay ở làng Xuân Cầu có:
Cành 1 do ông Tô Lưu đời 13 làm Trưởng cành. Chỉ có 4-5 hộ với khoảng 20 nhân khẩu sống ở quê.
Cành 2 là cành cụ Đốc Nam (đời 8). Cành này nhân khẩu khá đông nhưng hiện nay không còn ai ở quê. Nhà thờ, phần mộ cụ Đốc Nam, nhà tưởng niệm liệt sĩ Tô Chấn, Tô Hiệu phải nhờ người trông nom. Đại diện cành này là ông Tô Quyết Tiến, đời 12 nhưng sống và làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh.
Cành 3: do ông Tô Lịch đời 12 là cành Trưởng đã mất, nên em ông Tô Lịch là ông Tô Chiến thay. Cành này hiện ở quê chỉ có 1 hộ với 6 nhân khẩu.
Cành 4; Do ông Tô Ngọc Kim, đời 13 là cành Trưởng.
Dưới đây giới thiệu chi tiết hơn về cành 4.
Cành thứ tư Họ Tô Ngọc thờ cụ Tô Ngọc Thản, đời 6 là Thế tổ.
Cụ Tô Ngọc Thản tự là Lý Đạo, hiệu là Đãng Trai, là con trai thứ của cụ Tô Ngọc Thuần. Cụ Tô Ngọc Thản không biết sinh năm nào chỉ biết cụ đỗ Nho sinh trúng thức (tức Hương cống) năm 1783.
Từ cụ Tô Ngọc Thản về sau, đời nào cũng chỉ sinh 1 con trai.
Đến đời thứ 6 của cành, tức đời 11 từ cụ Đạo Khoan là cụ Tô Ngọc Cảnh (1895 - 1952) mới sinh được 4 con trai là Tô Ngọc Thành, Tô Ngọc Chấp, Tô Ngọc Thực, Tô Ngọc Trí.
Cụ Tô Ngọc Chấp (đã mất), con cháu phát triển đến đời thứ 10 (đời 15 từ cụ Đạo Khoan), định cư ở Mỹ, Bỉ, không có thông tin chi tiết.
Cụ Tô Ngọc Thực định cư ở Hà Nội. Cụ sinh được 3 con gái đều đã xuất giá. Cụ bà đã mất, hiện nay chỉ còn mình cụ đã 88 tuổi.
Cụ Tô Ngọc Trí, định cư ở Mỹ. Con cháu đã phát triển đến đời thứ 9 (đời 14 từ cụ Đạo Khoan), không có thông tin chi tiết.
Cụ Tô Ngọc Thành đã mất. Con cháu đã phát triển đến đời thứ 15 chủ yếu định cư ở Xuân Cầu, có 10 hộ và 1 hộ định cư ở Hải Phòng, với tổng số 33 nhân khẩu.
Trước và trong kháng chiến chống Pháp, con cháu Cành 4 sống bằng nghề buôn bán, một số là công chức, thợ thủ công. Sau kháng chiến có một số chuyển sang làm ruộng. Đến nay chủ yếu làm viên chức, giáo viên, cán bộ kỹ thuật, một số ít làm ruộng. Mức sống khá và trung bình, không có hộ nghèo.
Con cháu Cành 4 tích cực tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến như cụ Tô Ngọc Cảnh, nuôi cán bộ hoạt động thời kỳ 1928-1930; cụ Tô Ngọc Thực làm Bí thư huyện ủy huyện Chí Linh thời kỳ 1950-1952; cụ Tô Ngọc Thành tham gia cách mạng từ 1945 đến khi nghỉ hưu. Có 3 thanh niên tham gia bộ đội chống Mỹ, có 1 là liệt sĩ.
Thời xưa Cành 4 Họ Tô Ngọc có 2 cụ đỗ Hương Cống (cụ Tô Ngọc Thản và con là Tô Ngọc Huyễn).
Thời sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Cành 4 có:
1 cán bộ cao cấp dân chính (Tô Ngọc Thực là chuyên viên Bộ Nội thương).
1 Nhà giáo Ưu tú (Trần Minh Luân, sinh năm 1956, con dâu đời 13, giáo viên Vật lý trường THPT Quang Trung, thành phố Hải Phòng, Nhà giáo Ưu tú năm 2010).
6 người tốt nghiệp đại học.
Tô Ngọc Kim (đời 13)
- HỌ TÔ THÔN ĐẠI ĐỒNG, XÃ ĐÔNG Á, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, THÁI BÌNH
- HỌ TÔ THÔN CÚC LÙNG, XÃ NAM CƯỜNG, HUYỆN CHỢ ĐỒN, BẮC CẠN
- Họ Tô thôn Cốc Lại, xã Phan Thanh, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
- Họ Tô thôn Cậy, xã Long Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- Họ Tô thôn Bảo Hà, Xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
- Họ Tô thôn An Trường, phường Phổ Ninh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
- HỌ TÔ THÔN AN NỘI XÃ AN SƠN, HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
- HỌ TÔ THÔN 3, XÃ NGHĨA DŨNG, TP QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI
- Họ Tô thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên
- HỌ TÔ THỊ TRẤN VÂN TÙNG, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC CẠN
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



