
Trao tặng tủ sách, vật dụng cho “Thư viện xanh” nhà trường xã Tây Ninh (Ảnh TL)
Thủy tổ Họ Tô Như là Tô Như Cần, còn gọi là cụ Quản Cần, theo lời kể lại là quê ở Cầu Không, Nam Định. Hai anh em theo quan Dinh Điền Sứ Nguyễn Công Trứ đi khai hoang lấn biển, lập ra hai huyện Tiền Hải (Thái Binh) và Kim Sơn (Ninh Bình). Người anh không biết tên là gì, sau đó lại đi nơi khác. Chỉ còn cụ Cần ở lại định cư, lập nghiệp sinh ra nhiều chi Họ Tô ở xã Tây Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (xã Tây Ninh hiện nay có 6 chi Họ Tô).
Cụ Tô Như Cần là người có công lớn, khai phá lập ra xã Tây Ninh hiện nay. Cụ cùng các tiên công dòng họ khác được thờ ở đình làng Đại Hữu (xã Tây Ninh). Nhân dân địa phương tôn kính, trọng người có công đầu và coi cụ là vị Thành hoàng làng.
Cụ Tô Như Cần sinh được 5 người con trai là các ông: Tô Như Tú (thường gọi Tuấn Tú, không biết có phải là quan Tuần phủ hay không); Tô Như Tài; Tô Như Sĩ; Tô Như Nho; Tô Như Học.
Ông Tô Như Học không biết làm gì, được triều đình nhà Nguyễn phong là Mãnh tướng đệ nhị Tướng quân Tô Mạnh Học, có miếu thờ.
Ông Tô Như Sĩ, Tô Như Học không có con nối dõi, còn các ông khác trở thành Trưởng chi Họ Tô ở xã Tây Ninh hiện nay.
Về Chi hộ Tô Như Tài:
Cụ Tô Như Tài là đời 2, sinh được 4 người con là: Tô Như Tuấn, Tô Như Khanh, Tô Như Xuân, Tô Như Thu.
Chắt của cụ Tô Như Khanh là Tô Minh Mấn (đời 6) sinh năm 1941. Đến năm 1965 thoát ly gia đình, lên làm công nhân lâm trường, rồi công nhân Nhà máy sứ Hoàng Liên Sơn. Ông mất năm 1998.
Ông Tô Minh Mấn sinh được 2 người con trai là Tô Đình An, công tác ở Lào Cai; Tô Minh Giang ở Yên Bái. Và 2 người con gái là Tô Thị Oanh ở Yên Bái; Tô Thị Yến ở Lào Cai. Hiện nay các con cháu dòng Họ Tô Minh Mấn ở Lào Cai, Yên Bái trở thanh một nhánh của chi Họ Tô Như ở Lào Cai, Yên Bái, có 2 thế hệ đời 7 và đời 8 với 25 nhân khẩu. Có 12 người tốt nghiệp đại học, trong đó có 1 thạc sĩ.
Hằng năm, con cháu vẫn tập trung về Lào Cai, làm giỗ cụ Tô Tô Như Khanh vào ngày 19 tháng Chạp âm lịch. Cụ Tổ bà Tô Thị Đoàn ngày 25 tháng Năm âm lịch và cụ Mãnh tướng Tô Như Học ngày 20 tháng Giêng âm lịch.
Tô Đình An
- HỌ TÔ THÔN ĐẠI ĐỒNG, XÃ ĐÔNG Á, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, THÁI BÌNH
- HỌ TÔ THÔN CÚC LÙNG, XÃ NAM CƯỜNG, HUYỆN CHỢ ĐỒN, BẮC CẠN
- Họ Tô thôn Cốc Lại, xã Phan Thanh, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
- Họ Tô thôn Cậy, xã Long Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- Họ Tô thôn Bảo Hà, Xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
- Họ Tô thôn An Trường, phường Phổ Ninh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
- HỌ TÔ THÔN AN NỘI XÃ AN SƠN, HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
- HỌ TÔ THÔN 3, XÃ NGHĨA DŨNG, TP QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI
- Họ Tô thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên
- HỌ TÔ THỊ TRẤN VÂN TÙNG, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC CẠN
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



