
Mô hình trồng cam Đường Canh ở thị xã Đông Triều, Quảng Ninh
Theo các cụ cao niên truyền lại, thì từ Đông Quan (nay là huyện Đông Hưng, Thái Bình), có một dòng Họ Tô về Cát Hải, Hải Phòng. Sau đó vào khoảng cuối thế kỷ 17, lại có một dòng về xã Đức Chính, huyện Đông Triều (nay là thành phố Đông Triều), tỉnh Quảng Ninh.
Thủy tổ của dòng Họ Tô Đông Triều là cụ Tô Pháp Nhân. Tính đến các thế hệ mới sinh ngày nay đã là 12 đời (350 năm).
Đời thứ hai: Tô Phúc Thọ (Trưởng tộc)
Đời thứ ba: Tô Đình Kiên (Trưởng tộc)
Đời thứ tư: Tô Đình Huyên (Trưởng tộc)
Đời thứ năm: Tô Đình Phiên (Trưởng tộc)
Đời thứ sáu: Tô Đình Quý (Trưởng tộc)
Đời thứ bảy: Tô Đình Trinh (Trưởng tộc)
Đời thứ tám: Tô Đình Cả (Trưởng tộc)
Sau khi cụ Tô Đình Cả mất, cụ Tô Đình Ngữ làm Trưởng tộc.
Đời thứ chín: Tô Đình Hàm (Trưởng tộc)
Đời thứ mười: Tô Viết Hùng (Trưởng tộc); nay ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Tô Thuyết Đãng, đời thứ mười hiện sống ở quê Đông Triều được cử làm Quyền Trưởng tộc.
Đầu những năm 1940, một số gia đình đi nơi khác sinh sống như: Bắc Giang, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương… Ông Tô Viết Hùng về quê lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2011.
Từ đời thứ chín trở về trước, Họ Tô Đông Triều chuyên sống về nông nghiệp, tiểu thương và các nghề thủ công…
Từ đời thứ mười trở lại đây, ngoài nông nghiệp, con em Họ Tô Đông Triều đi làm nhiều nghề khác nhau như: Công nhân, công chức, viên chức nhà nước, mở công ty, làm tư thương… có mức sống 40% là khá, còn lại ở mức trung bình.
Toàn chi họ hiện nay có 54 hộ, 260 khẩu, cụ thể:
Đông Triều: Có 10 hộ với 40 nhân khẩu;
Thành phố Hồ Chí Minh: 10 hộ với 50 nhân khẩu;
Hải Phòng: 14 hộ với 65 nhân khẩu;
Hải Dương 10 hộ với 45 nhân khẩu;
Hà Nội: 2 hộ với 10 nhân khẩu;
Bắc Giang: 8 hộ với 50 nhân khẩu.
Họ Tô Đông Triều chưa có nhà thờ; môn Tổ cũng bị thất lạc, gia phả (phả đồ) đang trong thời kỳ sưu tập, chủ yếu từ đời thứ mười trở lại đây.
Họ Tô Đông Triều lấy ngày 7 tháng Hai âm lịch (ngày mất của cụ Tô Phúc Thọ - đời thứ hai) làm ngày giỗ Tổ hằng năm, tại nhà ông Tô Thiết Đãng - Quyền Trưởng tộc của chi họ.
Mộ các cụ đời thứ bảy, tám, chín các chi, các ngành đang được con cháu tôn tạo, bảo quản.
Các cụ, các bà người Họ Tô lấy chồng phần lớn ở Đông Triều, có con, cháu, chắt rất đông. Hiện nay con cháu đều hướng về Tổ Họ Tô.
Dòng Họ Tô Đông Triều, Quảng Ninh ở rải rác nhiều tỉnh, nên việc giỗ Tổ hằng năm không có mặt đầy đủ, những việc lớn của Họ như: Xây nhà thờ (từ đường), lập gia phả, gây quỹ Khuyến học… chưa làm được.
Về học vị: Thống kê từ đời thứ mười, mười một của toàn chi họ là: Đại học có 24 người (con dâu 11 người); thạc sĩ 3 người (con dâu 1 người); cao đẳng 63 người (con dâu 21 người).
Con cháu người Họ Tô Đông Triều từ đời thứ mười hai trở đi đều được đi học đầy đủ, không có ai bị thất học.
Tô Đình Tuấn (Đời thứ mười)
- HỌ TÔ THÔN ĐẠI ĐỒNG, XÃ ĐÔNG Á, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, THÁI BÌNH
- HỌ TÔ THÔN CÚC LÙNG, XÃ NAM CƯỜNG, HUYỆN CHỢ ĐỒN, BẮC CẠN
- Họ Tô thôn Cốc Lại, xã Phan Thanh, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
- Họ Tô thôn Cậy, xã Long Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- Họ Tô thôn Bảo Hà, Xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
- Họ Tô thôn An Trường, phường Phổ Ninh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
- HỌ TÔ THÔN AN NỘI XÃ AN SƠN, HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
- HỌ TÔ THÔN 3, XÃ NGHĨA DŨNG, TP QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI
- Họ Tô thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên
- HỌ TÔ THỊ TRẤN VÂN TÙNG, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC CẠN
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



