
Trường Tiểu học thị trấn Tân Hiệp 1 tổ chức Hội thi tìm hiểu Luật Giao thông; Ảnh TL
Họ Tô thị trấn Tân Hiệp, có nguồn gốc từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954. Mặc dù chuyển vào miền Tây Nam Bộ sinh sống đã lâu, nhưng giọng nói và nếp sống sinh hoạt vẫn hoàn toàn giữ đúng chất Bắc.
Quê gốc của Họ Tô thị trấn Tân Hiệp là làng Các Đông, tổng Bích Du, huyện Thái Ninh, tỉnh Thái Bình (nay là làng Các Đông, xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy, Thái Bình). Thủy tổ của Họ Tô ở đây là Tô Đức Bô và Tổ bà là Phạm Thị Mến. Hai cụ sinh tại làng các Tây, tổng Thần Đầu, huyện Thái Ninh, tỉnh Thái Bình. Ngày giỗ của hai cụ Tổ Tô Đức Bô và Phạm Thị Mến là ngày 27 tháng 4 dương lịch.
Vào khoảng giữa thế kỷ 17, hai cụ theo đạo Công giáo đến lập nghiệp ở nơi đất bồi giáp Biển Đông, cách làng Các Tây khoảng 8 cây số. Cùng với dòng họ khác là Họ Phạm thành lập làng mới là làng Các Đông, tổng Bích Du, huyện Thái Ninh, Thái Bình.
Các cụ gia nhập Công giáo và xây dựng giáo họ Các Đông. Ngày nay là giáo họ Các Đông thuộc giáo xứ Bích Du, xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy, Thái Bình.
Cụ Tổ Tô Đức Bộ và Phạm Thị Mến sinh được 4 người con (3 trai, 1 gái):
1. Trưởng nam Tô Đức Sim
2. Thứ nam Tô Đức Nhọi
3. Thứ nam Tô Đức Ngũ
4. Trưởng nữ Tô Thị Yêu
Từ đây hình thành các chi phái của Họ Tô Các Đông, xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy, Thái Bình.
Con trai cả cụ Tô Đức Sim là Tô Đức Khâm, làm nghề đánh cá, gặp gió bão, thuyền bị trôi về hướng Nam vào vùng có tên là Trung Đồng. Được một gia đình tử tế vớt về nuôi rồi đổi họ theo họ của cha mẹ nuôi là Họ Ngô, và sinh con cháu đều mạng Họ Ngô cho đến ngày nay.
Hiện nay, con cháu của người con út cụ Tô Đình Sim là Tô Đức Quế và con cháu hậu duệ của cụ Tô Đức Ngũ vẫn đang sinh sống tại làng Các Đông, xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy, Thái Bình.
Năm 1954, gia đình các ông bà Tô Đức Đương, Tô Đức Ngọc, Tô Đức Nghĩa, Tô Thị Han cùng một số gia đình khác, họ là con cháu cụ Tô Đức Nhọi di cư vào tỉnh Kiên Giang. Từ đây, hình thành nên chi Họ Tô thị trấn Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
Hiện nay, đa số đang sinh sống tại thị trấn Tân Hiệp và một số địa phương khác ở miền Nam như Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), một số khá đông sau năm 1975 sang định cư tại Mỹ.
Tính từ gia đình các ông bà Tô Đức Dương, Tô Đức Ngọc, Tô Đức Nghĩa đến các thế hệ mới sinh ngày nay đã được 4 đời.
Ngày giỗ cụ Tô Đức Nhọi và bà Phạm Thị Nhàn là ngày 22 tháng 11 dương lịch.
Tô Duy Chiêm (Giám đốc Trung tâm văn hóa tỉnh Kiên Giang)
- HỌ TÔ THÔN ĐẠI ĐỒNG, XÃ ĐÔNG Á, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, THÁI BÌNH
- HỌ TÔ THÔN CÚC LÙNG, XÃ NAM CƯỜNG, HUYỆN CHỢ ĐỒN, BẮC CẠN
- Họ Tô thôn Cốc Lại, xã Phan Thanh, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
- Họ Tô thôn Cậy, xã Long Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- Họ Tô thôn Bảo Hà, Xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
- Họ Tô thôn An Trường, phường Phổ Ninh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
- HỌ TÔ THÔN AN NỘI XÃ AN SƠN, HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
- HỌ TÔ THÔN 3, XÃ NGHĨA DŨNG, TP QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI
- Họ Tô thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên
- HỌ TÔ THỊ TRẤN VÂN TÙNG, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC CẠN
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



