Đại biểu Quốc hội Tô Ái Vang (Đoàn Sóc Trăng). Ảnh: Quốc hội
Đại biểu Quốc hộiđề xuất trong trường hợp không đủ số lượng, có thể mời đại biểu Quốc hội các địa phương lân cận hoặc tỉnh bạn cùng tham gia đoàn giám sát.
Sáng 29.11.2024, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Góp ý về nội dung này, đại biểu Tô Ái Vang (Đoàn Sóc Trăng) cho biết, trong dự thảo, tại quy định về Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương quy định, Đoàn giám sát do Trưởng đoàn hoặc Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội làm trưởng đoàn và có ít nhất 3 đại biểu Quốc hội là thành viên Đoàn Đại biểu Quốc hội tham gia đoàn giám sát.
Đại biểu nhận định, việc quy định phải có 3 đại biểu Quốc hội là thành viên của Đoàn đại biểu Quốc hội tham gia Đoàn giám sát là khó khả thi.
“Thực tế đã có Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh có lúc chỉ còn 1 hoặc 2 đại biểu Quốc hội địa phương, do yêu cầu của công tác cán bộ. Nếu mời đại biểu Trung ương về tham gia Đoàn giám sát ở địa phương sẽ rất bị động về mặt thời gian. Như vậy, nếu không đủ 3 đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội sẽ không đủ điều kiện thành lập đoàn giám sát trước yêu cầu cần thiết về công tác giám sát của đoàn", đại biểu nêu thực tế.
Vì thế đại biểu kiến nghị dự thảo luật bỏ cụm từ "Đoàn đại biểu Quốc hội", mà chỉ cần có quy định có ít nhất 3 đại biểu Quốc hội là thành viên tham gia đoàn giám sát nhằm đảm bảo sự chủ động, linh hoạt.
"Khi có yêu cầu, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố có thể mời đại biểu quốc hội các địa phương lân cận hoặc đại biểu Quốc hội các tỉnh bạn cùng tham gia đoàn giám sát, vừa tương đồng, vừa trao đổi kinh nghiệm, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của hoạt động giám sát ở địa phương", đại biểu đề xuất.
Trong khi đó, quan tâm đến tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát, đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) cho rằng, Ban soạn thảo dự án Luật cần xem xét, quy định các tiêu chí lựa chọn cụ thể, rõ ràng, bám sát tình hình thực tiễn của đất nước, địa phương.
Theo đó, cần lựa chọn những vấn đề thực tiễn đặt ra đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển vận động của kinh tế xã hội, lựa chọn những xu hướng cần áp dụng tác động tích cực đến chính sách; vấn đề nóng, vấn đề điểm của hiện tại hoặc tồn đọng lâu dài không được giải quyết mà cử tri đặc biệt quan tâm.
Tất Thảo (Lao động)
- ĐẢNG BỘ PHƯỜNG CÁT LINH TỔ CHỨC LỄ TRAO TẶNG HUY HIỆU ĐẢNG ĐỢT 7/11/2024
- HỘI ĐỒNG HỌ TÔ VIỆT NAM, HỘI NGHỊ THƯỜNG TRỰC VỀ CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI VI
- Giải Mai Vàng được xác lập kỷ lục
- Năm 2025, Đảng ủy Quân sự tỉnh Sóc Trăng phấn đấu thực hiện tốt 9 nhóm chỉ tiêu chủ yếu
- Tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, triển khai công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn trong năm 2025
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy Ninh Bình triển khai công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2025
- Hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống
- Người Cơ Tu 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí phát huy tinh thần đoàn kết
- Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) thăm và chúc mừng Lễ Giáng sinh 2024
- Công an Hà Nam: Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
Hôm nay : 213
Tháng hiện tại : 24747
Tổng lượt truy cập : 2798545