NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỌ TÔ VIỆT NAM LẦN THỨ V (nhiệm kỳ 2018-2023)

Phương hướng, nhiệm vụ của Hội đồng Họ Tô Việt Nam(nhiệm kỳ 2018-2023):

“Tiếp tục thực hiện các hoạt động dòng họ đã thành nền nếp ở cả toàn quốc và cơ sở, đồng thời đẩy mạnh hoạt động dòng họ theo tiêu chí mới “Đoàn kết - Tự cường - Nghĩa tình - Phát triển”, xây dựng dòng Họ Tô Việt Nam thành  một cộng đồng vững mạnh, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa - tinh thần lành mạnh, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh”.

Để thực hiện phương hướng nhiệm vụ của Hội đồng Họ Tô Việt Nam(nhiệm kỳ 2018-2023) cần làm tốt các việc sau đây:

1- Tiếp tục công việc “Chắp nối dòng họ - Tìm về cội nguồn”. Tiếp tục tìm và chắp nối được hết các chi Họ Tô trong cả nước. Tìm thêm các chi họ ông Tổ gốc là Họ Tô, do điều kiện lịch sử phải đổi sang họ khác như Họ Phạm xã Nam Thanh (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định); Họ Lê xã Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội)...

2- Chỉ đạo các chi họ tiếp tục hoạt động có hiệu quả theo nội dung đã được Ban Liên lạc Họ Tô Việt Nam các nhiệm kỳ hướng dẫn tạo thành nét đẹp văn hóa: Tri ân, thờ phụng Tổ tiên - Viết gia phả, tìm được cội  nguồn chi họ - Tôn tạo phần mộ, nhà thờ, nhưng tránh phô trương lãng phí - Hoạt động tình nghĩa trong chi họ - Khuyến học, khuyến tài - Làm giầu chính đáng - Xóa đói giảm nghèo, tiến tới xóa nghèo bền vững.

3- Tiếp tục tổ chức chu đáo việc thờ phụng các danh nhân dòng họ: Đền Bạch Mã, đền Văn Hiến, đình Thuần Lương, Miếu Ngọc, đền Hương Xá, đình Vỵ Khê, đền Thượng Lao, đền thờ Tiến sĩ Tô Thế Huy, nhà tưởng niệm liệt sĩ Tô Chấn - Tô Hiệu và các đền thờ danh nhân Họ Tô ở các địa phương. Không chỉ là làm tròn đạo hiếu nghĩa, mà còn là dịp tập hợp giao lưu, xây dựng nghĩa tình dòng họ; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với địa phương nơi có đền thờ, nâng cao vị thế của dòng Họ Tô Việt Nam.

4- Các Ban Liên lạc Họ Tô tỉnh, thành phố điều tra nắm vững số hộ nghèo trong dòng họ, tìm thêm nguồn lực, phối hợp với chính quyền địa phương giúp đỡ các hộ Họ Tô xóa đói, giảm nghèo, tiến tới xóa nghèo bền vững.

5- Làm tốt việc khuyến học, khuyến tài, bồi dưỡng được nhiều thanh niên Họ Tô tài năng, làm kinh tế giỏi, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

Việc khuyến học ở cơ sở vẫn làm như hiện nay nhưng tạo sự đồng đều ở tất cả các chi họ. Lập Tiểu ban Khuyến học trong Ban Liên lạc Họ Tô Việt Nam. Vận động đến cuối nhiệm kỳ V lập được quỹ khuyến học Tô Hiến Thành (khoảng 2 tỷ đồng) trích tiền lãi để khuyến khích các cá nhân có triển vọng.

6- Đẩy mạnh hoạt động của Thanh niên Họ Tô nhằm:

Mở rộng giao lưu, đoàn kết, giúp thanh niên hiểu biết về dòng họ, tích cực cùng người lớn tuổi tham gia việc họ.

Phối hợp với Hiệp hội doanh nhân Họ Tô, giúp thanh niên tìm kiếm việc làm, phát triển sản xuất kinh doanh để có nhiều thanh niên Họ Tô làm kinh tế giỏi.

Cùng Ban Liên lạc Họ Tô Việt Nam chăm lo việc khuyến học, khuyến tài trong thanh thiếu niên Họ Tô.

Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo

7- Xúc tiến việc thành lập và đẩy mạnh hoạt động của Hiệp hội Doanh nhân người Họ Tô: Liên kết sản xuất, kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm. Động viên Hiệp hội góp sức cùng cả dòng họ vào việc xóa nghèo, khuyến học, khuyến tài của dòng họ, giúp Thanh niên Họ Tô tìm kiếm việc làm.

8- Kiện toàn, củng cố các Ban Liên lạc Họ Tô tỉnh, thành phố, nhất là bộ phận Thường trực để làm tốt các công việc trên. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm hoạt động của các Ban Liên lạc Họ Tô tỉnh, thành phố trên website và Tạp chí Họ Tô. Tiếp tục thành lập các Ban Liên lạc Họ Tô ở những tỉnh có điều kiện.

9- Cải tiến hình thức và nội dung Tạp chí và website Họ Tô Việt Nam, tăng thêm người viết, người đọc, người truy cập để hai phương tiện này là tiếng nói của Ban liên lạc Họ Tô Việt Nam, là diễn đàn của toàn dòng họ, phục vụ đắc lực cho hoạt động dòng họ trong giai đoạn mới. Nghiên cứu việc đưa gia phả các chi họ lên website.

10- In nối bản sách Họ Tô Việt Nam để phát hành bổ sung cho tập thể, cá nhân có nhu cầu. Trong nhiệm kỳ VI (2023-2028) lấy ý kiến bổ sung đính chính in thành Phụ bản sách Họ Tô Việt Nam.

11- Liên hệ chặt chẽ, tranh thủ sự giúp đỡ của Tổ chức Unesco các dòng họ Việt Nam. Mở rộng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm hoạt động với các dòng họ khác.

Nghiên cứu việc liên lạc với Tổ chức Họ Tô Toàn cầu (nếu được phép của Nhà nước).

Tìm hiểu về cộng đồng người Họ Tô ở vùng Tam Đảo, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Gốc ở Đồ Sơn, Hải Phòng, năm 1511 cùng 11 chi họ khác chuyển cư lên vùng cực Đông Bắc của Tổ quốc và mới trở thành dân Trung Quốc vào năm 1887, khi thực dân Pháp cắt vùng đất này cho triều đình Mãn Thanh.

Đại hội đã có sự nhất trí cao là, Tiêu chí Chắp nối dòng Họ - Tìm về cội nguồn cơ bản đã hoàn thành, nên đề nghị đổi tên từ Ban Liên lạc Họ Tô Việt Nam thành Hội đồng Họ Tô Việt Nam. Đại hội hiệp thương cử ra Hội đồng Họ Tô Việt Nam có 63 vị. Thường trực Hội đồng Họ Tô Việt Nam có 17 vị: Chủ tịch; 6 Phó Chủ tịch; 9 Uỷ viên Thường trực và 1 Uỷ viên Thư ký. Đại hội suy tôn: Thiếu tướng Tô Đa Mạn, nguyên Trưởng ban Liên lạc Họ Tô Việt Nam (khóa IV) là Chủ tịch Danh dự Hội đồng Họ Tô Việt Nam; Đại tá Tô Bỉnh, nguyên Phó Trưởng ban Liên lạc Họ Tô Việt Nam (khóa IV) làm Trưởng ban Tư vấn Hội đồng Họ Tô Việt Nam; GS-TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam làm Thành viên Ban Tư vấn.

Hội đồng Họ Tô Việt Nam đã họp và phân công nhiệm vụ của Thường trực Hội đồng Họ Tô Việt Nam (nhiệm kỳ 2018-2023):

1/ Ban Tổ chức (Tổ chức, nhân sự, kiểm tra):

Tô Xuân Dân, Tô Quốc Trịnh, Tô Đăng Diện, Tô Thành Tuyên, Tô Thị Giang.

Trực tiếp chỉ đạo: Tô Xuân Dân (Chủ tịch Hội đồng Họ Tô Việt Nam)

Trưởng ban: Tô Quốc Trịnh;

Phó Trưởng ban: Tô Đăng Diện;

Trưởng ban Kiểm tra: Tô Thành Tuyên.

2/ Văn phòng(Hành chính, tổng hợp và tài chính):

Tô Quang Mậu, Tô Văn Thặm, Tô Văn Liệt, Tô Hồng Long, Tô VănGiang, Tô Mạnh Quân.

Trưởng ban: Tô Quang Mậu;

Phó Trưởng ban: Tô Văn Thặm;

3/ Ban Thông tin dòng họ(Ban Biên tập Thông tin Họ Tô Việt Nam và Website: hotovietnam):

Tô Văn Vỹ, Tô Phạm Phú Xuyên, Tô Hồng Long, Tô Mạnh Quân.

Trưởng ban: Tô Văn Vỹ, Tổng Biên tập;

Tư vấn: cụ Tô Bỉnh

4/ Ban Hoạt động dòng họ (Hoạt động dòng họ trong cả nước, khuyến học, thanh niên và đối ngoại):

Tô Đình Phùng, Tô Bá Trọng, Tô Văn Giang, Tô Mạnh Quân, Tô Thị Giang.

Trưởng ban: Tô Đình Phùng;

Phó Trưởng ban: Tô Bá Trọng;

Phụ trách công tác Thanh niên: Tô Mạnh Quân;

Tư vấn: cụ Tô Bỉnh

5/ Phụ trách hoạt động dòng họ Khu vực Nam bộ:Tô Quyết Tiến (Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Tô Việt Nam).

6/ Phụ trách hoạt động dòng họ Khu vực miền Trung và Tây Nguyên:Tô Ngọc Ngời (Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Tô Việt Nam).

* Trưởng, Phó Trưởng ban và phụ trách dòng họ Khu vực có nhiệm vụ:

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban theo mảng công việc được phân công, báo cáo để Chủ tịch Hội đồng Họ Tô Việt Nam phê duyệt và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đó;

+ Định kỳ quý, 6 tháng và cuối năm báo cáo kết quả hoạt động của Ban và Khu vực cho. Thường trực Hội đồng Họ Tô Việt Nam

                                                                                                                HĐHTVN