Nhiều người trong dòng họ đã có ý kiến là cần xây dựng cuốn Tổng phả họ Tô Việt Nam. Đây là việc cần thiết và quan trọng. Ta đã xác định gia phả là một trong ba báu vật của chi họ để đoàn kết, xây dựng và phát huy truyền thống của chi họ. Cuốn Tổng phả cũng có ý nghĩa như vậy với dòng họ Tô Việt Nam và còn quan trọng hơn vì đây là báu vật của cả dòng họ lớn.
Trong lễ kỷ niệm 10 năm chắp nối dòng họ vừa qua tại đền Văn Hiến, về phương hướng hoạt động chắp nối dòng họ Tô Việt Nam, ban liên lạc họ Tô Việt Nam đã xác định sẽ biên tập cuốn sách “Họ Tô Việt Nam” sẽ hoàn thành vào năm 2015 hoặc 2020. Cũng như việc viết tộc phả của một chi họ, viết tổng phả họ Tô Việt Nam cũng phải bắt đầu từ Thuỷ tổ hay Khởi tổ.
Vì vậy việc cần làm ngay là phải xác định được Thuỷ tổ họ Tô Việt Nam là ai? Như bài phát biểu của cụ Tô Gĩ trong cuộc hội thảo đầu tiên của dòng họ ngày 12 tháng Sáu năm Mậu Dần (03-8-1998) là các nhánh họ Tô không nhiều như các họ Nguyễn, Trần, Lê…; Trong lịch sử cũng không có một triều đại nào, họ Tô trải qua hưng vong phải thay tên đổi họ nên chúng ta tin rằng chúng ta là người cùng một họ. Vì vậy nếu tìm được ai là người họ Tô có danh tính rõ ràng xuất hiện đầu tiên trong lịch sử thì ta có thể tôn Người là thuỷ tổ (Khởi tổ) cùa dòng họ Tô Việt Nam. Tìm trong sử sách thấy người mang họ Tô đầu tiên có tên trong chính sử là Tô Định nhưng Tô Định là người Trung Quốc sang làm Thái Thú Giao Châu chỉ một thời gian đã bị hai chị em Bà Trưng nổi lên đánh đuổi về phương Bắc chắc không còn dòng giống gì trên đất nước ta. Vừa qua ta tôn vinh Đức Tô Hiến Thành người họ Tô Đầu tiên có tên trong chính sử lại là danh nhân kiệt xuất của đất nước là biểu tượng tinh thần để tập hợp dòng họ. Nhưng Đức Tô sinh năm 1102 tức là đầu thiên niên kỷ thứ II. Vậy trong thiên niên kỷ thứ I đã có người họ Tô sinh sống trên dải đất này chưa? Có một số ý kiến nói là “Tô Lịch là thuỷ tổ của họ Tô Việt Nam” nhưng Tô Lịch là con người có thật hay là con người huyền thoại?
Thông tin họ Tô Việt Nam đã nhận được nhiều bài viết và đã đăng một số bài nói về thần Tô Lịch. Một trong những bài viết đó là của giáo sư sử học Lê Văn Lan. Ông đã khẳng định “Thần song Tô Lịch là một nhân thần” và như vậy Tô Lịch là con người có thật. Các bài viết đó có nội dung khá trùng nhau và trong đó có các cứ liệu lịch sử lại dần xen với huyền thoại. Đây là vấn đề khoa học lịch sử. Nếu ta xác định Tô Lịch là người có thật và tôn Ngài là Thuỷ tổ của họ Tô Việt Nam thì không phải chỉ trong họ thống nhất với nhau là được, mà cần được các cơ quan khoa học lịch sử và người ngoài dòng họ công nhận.
Vì vậy việc cần thiết phải tổ chức hội thảo khoa học lịch sử. Đây là việc làm khó khăn, nếu không có phương pháp khéo léo thì khó thành hiện thực. Nhưng trước hết tự chúng ta phải chuẩn bị tư liệu làm luận cứ khoa học.
Thông tin họ Tô Việt Nam đề nghị mọi người trong họ quan tâm tới việc này tìm hiểu các tài liệu lịch sử (cả chính sử, cả huyền thoại) trích ra những câu, những đoạn nói về Tô Lịch gửi cho TTHTVN để chúng tôi tập hợp lại thành hệ thống làm tài liệu ban đầu cho cuộc hội thảo.
- Thông báo Lễ dâng hương kỷ niệm 845 năm giỗ Danh nhân Tô Hiến Thành
- THÔNG BÁO LỄ KỶ NIỆM 922 NĂM NGÀY SINH THÁI ÚY TÔ HIẾN THÀNH
- Tổ chức kỉ niệm 921 năm ngày sinh danh nhân Tô Hiến Thành
- Thông báo Kế hoạch tổ chức Lễ dâng hương Kỷ niệm 843 năm ngày giỗ danh nhân Tô Hiến Thành
- Chương trình Tổ chức Lễ dâng hương kỉ niệm 920 năm ngày sinh Danh Nhân Tô Hiến Thành
- Lễ kỷ niệm ngày giỗ lần thứ 841 của Danh Nhân Tô Hiến Thành
- Chúc văn Lễ Dâng tặng Lộc bình thờ Đền Bạch Mã
- Thông báo Lễ kỷ niệm 918 năm ngày sinh Danh nhân Tô Hiến Thành.
- Lễ kỷ niệm ngày giỗ lần thứ 840 của Danh Nhân Tô Hiến Thành
- Thông báo lễ hội Đình Làng Thuần Lương nơi thờ thần Tô Lịch (thần Bạch Mã)
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
Hôm nay : 127
Tháng hiện tại : 18416
Tổng lượt truy cập : 2748859