
Thủy tổ Họ Tô Như là Tô Như Cần, còn gọi là cụ Quản Cần, theo lời kể lại là quê ở Cầu Không, Nam Định. Hai anh em theo quan Dinh Điền Sứ Nguyễn Công Trứ đi khai hoang lấn biển, lập ra hai huyện Tiền Hải (Thái Binh) và Kim Sơn (Ninh Bình). Người anh không biết tên là gì, sau đó lại đi nơi khác. Chỉ còn cụ Cần ở lại định cư, lập nghiệp sinh ra nhiều chi Họ Tô ở xã Tây Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (xã Tây Ninh hiện nay có 6 chi Họ Tô).

Làng Xuân Cầu nằm giữa xã Nghĩa Trụ (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) gồm 3 thôn Lê Cao, Phúc Thọ, Tam Kỳ, chạy dọc theo dòng sông Bắc Hưng Hải. Họ Tô cư trú chủ yếu ở thôn Tam Kỳ.

Theo các cụ truyền lại, vào khoảng năm 1770 đến năm 1790, cuối triều nhà Lê, đầu triều Tây Sơn, có hai anh em Họ Tô từ Bắc vào đất Kỳ Anh, đến nay khoảng 300 năm. Người anh là cụ Tô Đình Sơn, sinh vào khoảng năm 1737 đến 1747. Cụ bà chưa rõ họ, tên.

Qua kỷ thứ tư, cách đây khoảng một vạn năm, nước biển lại dâng cao. Lúc này ở vùng đất Quỳnh Lưu biển ăn sâu vào đất liền tới tận chân các dải đồi phía Tây (thuộc các xã Quỳnh Văn, Quỳnh Hoa, Quỳnh Hồng bây giờ).

Theo sách tiền nhân để lại thì làng Phúc Khương (nay là thôn 8, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) cách nay khoảng 500 năm là một vùng rạch nước, đầm lầy, lau sậy bên dòng sông Vu Gia. Được các bậc tiền nhân khai phá trở thành vùng đất màu mỡ trù phú, nên dân cư theo thời gian tồn tại và ngày càng phát triển.

Chi Họ Tô làng Nhu Gia (chi họ ông Tô Muồi) xuất phát từ ông Tô Tuyền (? 1888 - 1928) là người Trung Quốc sang Việt Nam khoảng 110 năm trước, sinh cơ lập nghiệp tại làng Nhu Gia, tỉnh Sóc Trăng.

Xa xưa làng Nguyễn thuộc xã Ngân Giá, huyện Nam Chân, phủ Thiên Trường, nay là xã Nam Cường, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ở đây có dòng Họ Tô, Họ Nguyễn, Họ Vũ từ đâu về lập nghiệp đã lâu đời. Trong gia phả không ghi lại nên con cháu cũng không biết rõ. Người Họ Nguyễn là đông nhất, lại ở đầu làng có lẽ vì thế tên làng là Nguyễn.

Làng Gia Hòa nằm sát quốc lộ 32 (tại km 35 từ Hà Nội đi Sơn Tây), xưa kia là thôn Hòa Trang, xã Hòa Triền, phủ Vĩnh Khang, xứ Đoài gắn liền với phủ Quốc Oai, Sơn Tây.

Theo chính phả của họ Tô làng Đồn Điền, xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa thì Thủy tổ của họ Tô làng Đồn Điền là ngài Tô Văn Bảo tự Chính Đạo người làng Bao Hàm, tổng Hộ Đội, huyện Thụy Anh, phủ Thái Bình, trấn Sơn Nam Hạ. Ngày nay là thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Họ Tô làng Cổ Đam, xã Yên Phương nguyên gốc là Họ Trương. Theo quyển “Gia phả họ tộc Trương Gia”, thì khởi tổ Họ Trương là Trương Công Tào, tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, sau làm quan trong Bộ Lễ nhà Lê. Được vua Lê Thánh Tông phong đất. Cụ chọn phần đất ở xã Thiên Kiện, huyện Thanh Liêm, phủ Lý Nhân, xứ Sơn Nam làm nơi mở đồn điền.
- HỌ TÔ LÀNG AN HÒA (NAY LÀ PHƯỜNG YÊN HÒA), QUẬN CÂU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- HỌ TÔ KHU PHỐ 4, PHƯỜNG PHÚ KHƯƠNG, THÀNH PHỐ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE
- Họ Tô huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
- Họ Tô huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
- HỌ TÔ HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI
- HỌ TÔ HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
- HỌ TÔ HUYỆN DẦU TIẾNG, TINH BÌNH DƯƠNG
- HỌ TÔ HUYỆN CÁI NƯỚC, TỈNH CÀ MAU
- HỌ TÔ HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH CAO BẰNG
- HỌ TÔ GIA XÓM BẪU CHÂU, XÃ LỤC BA, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”




Thanh niên Họ Tô Việt Nam Fan Page