
Mô hình trồng ớt ở xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên cho thu nhập ổn định (Ảnh TL)
Làng Nhu Gia trước thuộc huyện Thạnh Trị, nay thuộc xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
Chi Họ Tô làng Nhu Gia (chi họ ông Tô Muồi) xuất phát từ ông Tô Tuyền (? 1888 - 1928) là người Trung Quốc sang Việt Nam khoảng 110 năm trước, sinh cơ lập nghiệp tại làng Nhu Gia, tỉnh Sóc Trăng.
Ông Tô Tuyền kết duyên cùng bà Diệp Thị Hè (? 1888 - 1942), con gái vị Lương y nổi tiếng ở Sóc Trăng là Diệp Tôn. Cụ Diệp Tôn là Ngự y của triều đình nhà Thanh, chạy sang Việt Nam trong phong trào Phản Thanh - Phục Minh. Ông bà Tô Tuyền là gia đình thương gia trung lưu, sử dụng lưu loát ba thứ tiếng: Việt, Hoa, Khmer. Ông bà có 5 người con, 4 trai, 1 gái:
1- Tô Ký Thành (1914-1991)
2- Tô Kim Long (1919-1994), còn gọi là Tô Muồi
3- Tô Tài Minh (1922-2007)
4- Tô Cẩm Phát (1924 - ), còn gọi là Tô Ky
5- Tô Tú Ngọc (1927-1946).
Sau khi ông Tô Tuyền mất (1928), gia đình lâm vào cảnh túng thiếu, mẹ góa con côi, phải chật vật để vượt qua khó khăn, nuôi dạy con cái nên người. Bốn người con trai lần lượt lên Sài Gòn bươn chải lập nghiệp từ những năm 1936 -1937.
Mộ ông bà Tô Tuyền được an táng tại quê nhà ở Sóc Trăng.
Ông Tô Muồi là con thứ hai trong gia đình, rất hiếu thuận, giàu nghị lực, đã vượt qua gian khó, nghèo túng, bệnh tật để cưu mang bao bọc anh em, nuôi dạy con cháu nên người, là tấm gương để con cháu noi theo, phấn đấu làm người hữu dụng.
Theo truyền thống của Lương y Diệp Tôn, các con cháu hậu duệ được ông Tô Muồi khuyến khích, nên phần đông theo ngành y dược, phục vụ nhân dân.
Hiện nay, thế hệ thứ hai, anh em ông Tô Muồi chỉ còn ông Tô Ky (Tô Cẩm Phát) đã 91 tuổi. Ông tham gia cách mạng từ tháng 8 năm 1945, tập kết ra Bắc năm 1954, đi B năm 1962, là Thiếu tá, bác sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên là Bệnh viện trưởng Bệnh viện Bình Định thời chống Mỹ, nay đã nghỉ hưu sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thế hệ thứ ba, hiện có 19 người (thêm 14 dâu, rể) hiện sinh sống và làm việc tại Việt Nam, Pháp, Mỹ và Cộng hòa Liên bang Đức. Trong đó có 5 tiến sĩ và 6 người học vị trên đại học.
Thế hệ thư tư, hiện có 28 người (và 6 cháu dâu, rể) tất cả đều trình độ đại học và trên đại học với 4 tiến sĩ đang sinh sống tại Việt Nam, Pháp, Mỹ, Cộng hòa Liên bang Đức.
Thế hệ thứ năm, hiện có 3 cháu trai còn nhỏ, sinh sống cùng cha mẹ tại nước ngoài.
Tô Thị Bửu Châu (thế hệ thứ 3)
- Chi Họ Tô làng Nguyễn, xã Nam Cường, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
- HỌ TÔ LÀNG GIA HÒA, THỊ TRẤN PHÚC THỌ, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- HỌ TÔ LÀNG ĐỒN ĐIỀN, XÃ QUẢNG THÁI, HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA
- HỌ TÔ LÀNG CỔ ĐAM, XÃ YÊN PHƯƠNG, HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH
- HỌ TÔ LÀNG AN HÒA (NAY LÀ PHƯỜNG YÊN HÒA), QUẬN CÂU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- HỌ TÔ KHU PHỐ 4, PHƯỜNG PHÚ KHƯƠNG, THÀNH PHỐ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE
- Họ Tô huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
- Họ Tô huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
- HỌ TÔ HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI
- HỌ TÔ HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



