
Ngoài số vũ khí chế tạo cho du kích “xài”, số chừa lại, Út Đực sử dụng tiêu diệt được 53 lính Mỹ, 13 xe tăng…
Được sự giới thiệu của một số cựu chiến binh huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), chúng tôi đến xã Nhuận Đức anh hùng để tìm gặp một biểu tượng chiến thắng của người dân “Đất thép thành đồng”: Anh hùng Lực lượng vũ trang Tô Văn Đực.
“Nhà sáng chế” bất đắc dĩ.
Tiếp chúng tôi trong trang trại rộng lớn nằm sâu trong ấp Xóm Bưng, ông Út Đực bồi hồi nhớ lại:
Khi địch mở rộng chiến tranh xâm lược, Củ Chi biến thành vùng tự do hủy diệt của Mỹ - ngụy. Nhìn cảnh quê hương bị tàn phá, Út Đực sốt ruột xin được cầm súng chiến đấu khi 20 tuổi. “Lúc ấy, du kích đang thiếu súng đạn, tôi có chút nghề cơ khí, nên được cấp trên điều động về xưởng sản xuất vũ khí. Nói xưởng cho oai, thật ra đó chỉ là... cái lò rèn” - Út Đực cười khà khà khi nhớ lại chuyện xưa. Thế mà tại đây, “nhà sáng chế” Út Đực đã cho ra lò nhiều loại súng được làm theo tiêu chí: Thu của giặc loại đạn nào thì sản xuất súng bắn được đạn đó.
Dũng sĩ diệt xe tăng
Đầu năm 1966, Mỹ bắt đầu đưa xe tăng vào Củ Chi. Sau trận đánh chìm tàu chiến của địch trên sông Sài Gòn bằng quả bom phá loại 50 kg thu được của địch đã được cải tiến, Út Đực bắt tay chế tạo mìn để “chơi” với tăng địch. Để thử nghiệm, Út Đực mượn của một cán bộ quân giới miền hai trái mìn cán (do Liên Xô sản xuất) cài ở đường xe tăng đi qua. Đúng như dự đoán, tăng địch cán trúng mìn, bị đứt xích. Trận đầu như vậy coi như thành công.
Sau đó, Út Đực đi mót bom bi của địch về chế mìn chống tăng; rồi cải tiến thành mìn gạt, mìn cán; giàn phóng lựu đạn, phóng bom bi đánh bộ binh địch... Số vũ khí này đã hỗ trợ nhiều cho các phong trào “Dũng sĩ diệt Mỹ” (diệt được 3 lính Mỹ) và “Dũng sĩ diệt xe tăng” (diệt được 1 xe tăng)... Trong đó, phải kể đến anh hùng liệt sĩ Phạm Văn Cội, đã dùng “trái” của “lò” Út Đực vào căn cứ Đồng Dù, giết hơn 100 lính Mỹ và được phong “kiện tướng diệt Mỹ”. “Ngoài việc chế tạo vũ khí cho du kích “xài”, tôi chừa lại cho mình một ít “đồ chơi”. Không dè, nhờ mấy thứ đó mà tôi tiêu diệt được 53 lính Mỹ, 13 xe tăng...”- Út Đực lại cười. Ngày 17-9-1967 là một ngày khó quên trong đời Út Đực. Ông được nữ tướng Nguyễn Thị Định đọc Quyết định và trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. “Anh hùng nông dân”.
Đất nước thống nhất, ông Út Đực trở về xã Nhuận Đức mua lại mảnh đất của gia đình trước đây để lập trang trại. Tại mảnh đất rộng hơn 2 ha, ông đào ao, trồng các loại cây ăn trái, nuôi thú rừng “để thỏa thú vui hồi nhỏ và đỡ nhớ rừng”, Út Đực tâm sự. Một lần, tình cờ thấy người khách mang bán mấy con heo rừng cho quán nhậu, ông năn nỉ mua về nuôi. Sau đó thuần hóa và cho sinh sản hàng hoạt lứa heo rừng lai, rồi cứ thế gây đàn nhiều thêm. Mỗi năm ông xuất bán hơn 100 con heo rừng lai với giá 80.000 - 120.000 đồng/kg. Ngoài ra, ông còn nuôi nhím, nai, hươu, mễn, cheo... Từ trang trại này, mỗi năm ông thu nhập vài trăm triệu đồng.
Được làm giàu trên mảnh đất mà mình và đồng đội từng chiến đấu chống lại kẻ thù là mong muốn cuối đời của anh hùng Út Đực - người con trung hiếu của vùng đất thép Củ Chi.
Phá hủy 5.000 xe tăng Qua 21 năm chiến đấu kiên cường, quân và dân Củ Chi đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 22.000 quân địch, phá hủy 5.000 xe tăng và thiết giáp, bắn rơi, bắn hỏng 256 máy bay các loại, bắn chìm và cháy 22 tàu, xuồng chiến đấu, phá hủy 270 lượt đồn bót. Củ Chi được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu "Đất thép thành đồng", danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Toàn huyện có 782 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 32 Anh hùng lực lượng vũ trang và 1.800 người được phong dũng sĩ. |
- Tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, vươn mình của dân tộc
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu
- Đang còn tới 2.805 công trình dự án có nguy cơ gây lãng phí
- Tô Thị Yến Trinh - Người cán bộ Mặt trận khu phố tâm huyết
- TS. Tô Văn Trường: Cần có khung pháp lý kiểm soát và định hướng phát triển AI
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Binh chủng Tăng thiết giáp
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Sáp nhập tỉnh không phải "2 cộng 2 bằng 4" mà "2 cộng 2 lớn hơn 4"
- Tinh gọn bộ máy: Trung ương ban hành đồng bộ các văn bản, địa phương khẩn trương thực hiện nhiệm vụ
- Tổng Bí thư trả lời câu hỏi về lựa chọn cán bộ khi sáp nhập tỉnh, xã
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



