Một gia đình Họ Tô hết lòng vì cách mạng (Gia đình cụ Tô Văn Sông, họ Tô làng Lân, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên )


Ông Tô Văn Quân (thứ bẩy từ trái sang) và một số người có công nuôi dấu cán bộ cách mạng của xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương chụp ảnh cùng cán bộ huyện Phú Lương và tỉnh Thái Nguyên sau ngày giải phóng.

          Làng Lân có tự bao giờ đến nay cũng không ai biết. Một số người cao tuổi kể lại rằng trước Cách mạng Tháng 8, làng Lân thuộc tổng Động Đạt. Làng được bao phủ bởi rừng nguyên sinh với nhiều lớp thực vật, muông thú cũng nhiều. Sự hoang sơ của thiên nhiên bao trùm lên tất cả. Thời đó cả làng vẻn vẹn có 12 hộ gia đình. Trong đó có gia đình cụ chánh Sông, cụ là người Họ Tô dân tộc Sán Dìu, một cành của Họ Tô xã Minh Lập, huyện  Đồng Hỷ tách ra chuyển về làng Lân, xã Phấn Mễ khoảng năm 1919 -1920, đến nay tính ra đã gần 100 năm. Con cháu hậu duệ của dòng họ luôn tự hào về truyền thống cách mạng của ông cha, đặc biệt trong thời kỳ Mặt trận Viêt Minh và  Đảng Cộng sản Đông Dương còn đang hoạt động bí mật năm 1941 – 1944. Theo lời kể của ông Tô Văn Ngọc và bà Tô Thị Mai Sinh, cháu nội của cụ Tô Văn Sông.

         “Khoảng năm 1919 - 1920 ông Tô Văn Sông, vợ là Mạch Thị Vòng cùng năm người con, con cả Tô Thị Láo, thứ hai Tô Văn Long, thứ ba Tô Văn Khánh, thứ tư Tô Thị Lai và thứ năm Tô Văn Lâm đã chuyển gia đình từ Minh Lập, Đồng Hỷ về làng Lân, xã Phấn Mễ huyện Phú Lương định cư sinh sống. Nghề nghiệp chính là làm ruộng. Thời kỳ trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Mặt trận Việt Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương còn đang hoạt động bí mật, Phấn Mễ thường là nơi đi lại của nhiều cán bộ cách mạng từ huyện Phú Lương đi Phổ Yên, Đại Từ, Định Hóa”…

         Gia đình ông Sông và vợ con ông kể cả con dâu đã sớm đi theo cách mạng, tuyên truyền xây dựng cơ sở, nuôi, che dấu, bảo vệ và đưa đường cho nhiều cán bộ cách mạng, như ông Cam, Xứ ủy Bắc Kỳ, ông Chu Văn Tấn, sau này là Tư lệnh Quân khu Việt Bắc, ông Bằng Giang sau này là Tư lệnh Quân khu Tây Bắc, ông Nhị Qúy và nhiều cán bộ khác... Đặc biệt là từ những năm 1941 đến 1944 chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa, để giữ bí mật và che mắt bọn việt gian, phản động ông đã phải đổi họ Tô sang họ Đặng, đổi tên con trai thứ ba là Khánh thành Quân, con trai thứ năm là Lâm Thành Sơn.

         Khoảng tháng 10 năm 1944 ông Cam, Xứ ủy Băc Kỳ không may bị địch bắt và chặt đầu bêu tại thị xã Thái Nguyên. Sau đó Cung Đình Vận, Tuần phủ Thái Nguyên cho mật thám cùng lính về Phấn Mễ khủng bố, đến tháng 11 năm 1944 chúng đã bắt được ba anh em ông Long, Quân và Thắng, chúng tra tấn và giam giữ tại nhà tù Thái Nguyên cho đến khi Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công ba anh em ông Quân mới được giải phóng” (văn bản xác nhận của ông Nhị Qúy nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên năm 1945, nguyên là Phó chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc Trung ương)

         Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và hòa bình lập lại, ông Sông đã làm thủ tục đổi họ Đặng trở lại họ Tô. Ông mất năm 1954 tại Phấn Mễ, sau đó được đưa về an táng tại Đồng Hỷ. Tô văn Long và Tô văn Thắng sau cũng chuyển gia đình trở về Minh Lập, Đồng Hỷ sinh sống.

         Gia đình Tô Văn Quân (tức Khánh) ở lại làng Lân. Những năm 1959 – 1963, ông Quân làm Phó chủ tịch Uỷ ban Hành chính xã Phấn Mễ. Ngày 2 tháng 9 năm 1964 ông vinh dự được mời là đại biểu dân tộc miền núi phía Bắc về Hà Nội gặp Bác Hồ và dự Tết Độc lập tại Phủ chủ tịch. Ông mất năm 1966 hưởng thọ 52 tuổi.

        Để ghi nhớ thành tích của ông Sông, các con trai Long, Quân, Thắng, con dâu cả Trần Thị Thanh và gia đình trong cuộc Cách mạng Tháng 8, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Nhà nước đã trao tặng gia đình ông và các con ông Bằng có công với nước

         Bằng có công với nước tặng gia đình ông Sông và gia đình hai con trai ông là Tô Văn Long và Tô Văn Quân, trong Bằng có ghi dòng chữ“ Gia đình…đã tích cực giúp đỡ và bảo vệ cách mạng góp phần vào thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám”

          Bằng có công với nước tặng cho con trai thứ năm là Tô Văn Thắng (tức Lâm) trong Bằng có ghi dòng chữ:“Đã hăng hái đấu tranh chống đế quốc tích cực giúp đỡ và bảo vệ cách mạng”

    

Bằng có công với nước tặng gia đình ông Sông (……- 1954), gia đình hai con trai ông là Long (1912- 1968) và Quân (1914 – 1966).  

                              

              Tô Văn Thắng tức Lâm (1920 – 1999) đời thứ năm, con thứ năm của cụ Tô Văn Sôngsau hòa bình lập lại đã cùng anh cả Tô Văn Long đưa gia đình trở về Minh Lập, Đồng Hỷ.

          Tô Văn Sâm