Đồng chí Tô Quyền (thứ hai từ trái qua) và đồng đội thăm lại chiến trường Tây Ninh.
Tôi là Phạm Khắc Thiệu, sinh năm 1934, nguyên Trưởng Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh ủy Hà Bắc, nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy Hà Bắc được nghỉ hưu trí năm 1993; hiện cư trú tại thôn Đình Cả, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ngày 01-9-2024, tôi hân hạnh được đón tiếp ông Tô Xuân Dân là Chủ tịch dòng họ TÔ VIỆT NAM tại tư gia. Sau khi trao đổi về cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí TÔ QUYỀN, tôi nhớ lại thời gian cùng hoạt động, những kỷ niệm giữa hai chúng tôi và tấm gương của anh đối với tôi. Nay, xin được ghi chép lại.
YẾU TỐ THỨ NHẤT
TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC, KHOA BẢNG, VĂN HIẾN VÀ CÁCH MẠNG XỨ KINH BẮC TỈNH BẮC NINH
Bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, rất nhiều người con xứ Kinh Bắc - tỉnh Bắc Ninh đã được vinh danh về truyền thống hiếu học, khoa bảng, văn hiến và cách mạng.Xứ Kinh Bắc thành lập năm 1466 gồm 4 phủ, 19 đạo, trong đó có tỉnh Bắc Ninh, nhưng đến ngày 01/10/1931, vua Minh Mệnh, vương triều Nguyễn thành lập tỉnh Bắc Ninh. Về địa giới hành chính gồm có: 03 phủ Từ Sơn, Gia Lâm, Thuận Thành; 7 huyện Gia Bình, Lương Tài, Yên Phong, Tiên Du, Võ Giàng, Quế Dương, Văn Giang và thị xã tỉnh lỵ Bắc Ninh.
Về truyền thống ấy của tỉnh Bắc Ninh: Trạng Nguyên 12, Bảng Nhãn 08, Thám Hoa 18, Hoàng Giáp 86, Tiến Sĩ 252, Thái học sinh 3, Phó Bảng 8 (Trang 20-21, sách Di sản văn hóa Truyền thống hiếu học tỉnh Bắc Ninh. Bảo tàng Bắc Ninh xuất bản năm 2012).
Về truyền thống cách mạng, theo lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Bắc Ninh, trong thời kỳ dựng Đảng (1926-1930), ngày 04-08-1929, đồng chí Ngô Gia Tự, một trong những người sáng lập Đảng ta - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đông Dương cộng sản đã thành lập Đảng bộ Đông Dương cộng sản hai tỉnh Bắc Ninh - Bắc Giang tại Hồng Vân Sơn (núi Lim), huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Trong tiến trình cách mạng, xứ Kinh Bắc- tỉnh Bắc Ninh sản sinh ra những bậc hiền tài, nguyên khí quốc gia. Trong đó, tiêu biểu làm rạng rỡ cho quê hương Bắc Ninh- Kinh Bắc là các đồng chí Ngô Gia Tự, người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, một trong những người sáng lập Đảng ta, quê xã Tam Sơn, phủ Từ Sơn và các đồng chí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: Đồng chí Nguyễn Văn Cừ, quê làng Phù Khê Thượng, xã Phù Khê, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Đồng chí Nguyễn Văn Linh, quê xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên; Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, quê làng Lại Đà, xã Đông Hội, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
YẾU TỐ THƯ HAI
HỌC HÀNH, TU DƯỠNG, TRƯỜNG ĐỜI, NÂNG CAO TRÍ TUỆ
1. Học anh Tô Quyền về nghiệp vụ và kỹ năng điều tra án hình sự
Anh Tô Quyền, sinh năm 1929, tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh.
Tôi Phạm Khắc Thiệu, sinh năm 1934, tại làng Đình Cả, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Hai anh em tôi cùng công tác với nhau từ đầu năm 1956 đến hết năm 1957. Khi ấy, anh Tô Quyền đương nhiệm Trưởng ban Trị an dân cảnh, Ty Công an Bắc Ninh, tôi là cán bộ cơ quan Công tố (năm 1960 nhà nước mới thành lập hệ thống Viện Công tố ba cấp Trung ương, tỉnh, huyện). Anh Quyền được Ty Công an Bắc Ninh phân công điều tra các vụ án hình sự, tôi được cơ quan Công tố phân công theo dõi và thụ lý các vụ án hình sự xảy ra ở tỉnh Bắc Ninh.
Thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm ấy, tôi và anh Tô Quyền đã công tác với nhau trong 02 năm. Theo đó, khi xảy ra các vụ án hình sự, tôi cùng anh Tô Quyền phải đến hiện trường làm nhiệm vụ khám nghiệm với phương tiện là chiếc mô tô thùng 3 bánh của Ty Công an, do anh Hoàng Thao lái. Thực hiện nhiệm vụ này trong hai năm, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã xảy ra khoảng 50 đến 60 vụ việc. Trong đó, đã có hàng chục vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong đêm đông, mưa to, gió rét đậm, nhưng ba anh em chúng tôi vẫn phải quyết tâm hoàn thành công việc khám nghiệm hiện trường. Tiếp theo, anh Quyền và tôi tiếp tục công việc điều tra vụ án cho đến khi kết thúc và chuyển hồ sơ đến cấp trên có thẩm quyền thẩm tra và ra quyết định xử lý.
Trong thời gian cùng công tác, anh Quyền rất giỏi nghiệp vụ điều tra, nhiều chi tiết hiện trường được anh phát hiện và chỉ bảo, giải thích cho tôi. Do đó, tôi học được ở anh rất nhiều về tinh thần trách nhiệm, tận tâm, tận lực, đạo đức, nghĩa tình,..
Đầu năm 1959, tôi là cán bộ cơ quan Công tố tỉnh Bắc Ninh được cử đi học lớp đào tạo Thẩm phán huyện, thời gian 9 tháng tại Trường Tư pháp Trung ương (Hà Nội ). Tháng 9-1960, được Tỉnh ủy Bắc Ninh tuyển chọn và quyết định cho đi học văn hóa tại Trường Bổ túc công nông hệ 10 năm tại Phú Thọ. Đầu năm 1962, vào học tại Trường đại học Kinh tài (Hà Nội), đang học thì bị ốm nặng phải nằm viện 3 tháng, ra viện được Trường quyết định trở về Tỉnh ủy tiếp tục công tác. Tôi trở về thì tỉnh Hà Bắc đã được thành lập do sáp nhập hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, tôi được Ban Tổ chức Tỉnh ủy ra quyết định đến Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh ủy Hà Bắc công tác.
Chỉ trong 02 năm cùng công tác, anh Tô Quyền đã truyền, dạy cho tôi về lộ trình, nghiệp vụ, kỹ năng điều tra án hình sự. Đó là anh đã giúp tôi vận dụng nghiệp vụ điều tra để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ công tác trên 60 năm về khoa học lịch sử và luật sư. Bởi vì:
- Phương áp luận của khoa học lịch sử là phải điều tra, xác minh những sự kiện lịch sử và lập bản danh mục biên niên các sự kiện. Đó là nội hàm cho tác giả nghiên cứu, biên soạn tác phẩm lịch sử.
- Luật sư, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ cho thân chủ trước các phiên tòa xét xử, trong đó có các vụ án hình sự. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, phải chuẩn bị bào chữa trước tòa, tôi đã vận dụng nghiệp vụ điều tra các vụ án mà anh Tô Quyền đã truyền dạy về chứng cứ, về tố tụng, về luật pháp .v.v.
2. Câu truyện về gia đình
* Câu truyện thứ nhất về gia đình anh Tô Quyền với người bạn đời chị Cam đến nay tôi vẫn còn nhớ, có vài ba lần tôi cùng anh Tô Quyền và anh Hoàng Thao đi công tác, vì công việc nên về quá muộn. Ba anh em tôi quá mệt và bụng đói mềm, chị Cam rất thương và xúc động đã đun nước cho chúng tôi rửa mặt, lau người và nấu cơm cho ăn - đúng là bát cơm “phiếu mẫu”…
* Câu chuyện thứ hai mà tôi còn nhớ,anh chị sinh được cậu con giai đầu lòng, đặt tên là Tô Lâm. Từ “Lâm” không phải là rừng, là gỗ, là lâm lộc hoa thơm, của ngọt của cây rừng sinh ra… mà là dấu tích của năm 1957 (Đinh Dậu), cống Mai Lâm, xã Mai Lâm, phủ Từ Sơn bị tụt, do đó đê sông Đuống bị vỡ. Theo đó, toàn bộ địa giới hành chính phía Bắc tỉnh Bắc Ninh bị lụt.
* Câu chuyện thứ ba là: tháng 5-1965, anh Tô Quyền đi B, tỉnh Hà Bắc là một địa phương bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt. Năm 1965 đến năm 1973, chị Cam là nhân viên bán hàng tại cửa hàng cung cấp tại ngã tư Ngô Xá và các con theo mẹ sơ tán tại xã Ngô Xá, Tô Lâm học cấp I, cấp II tại trường phổ thông xã Ngô Xá, huyện Tân Yên, cũng là địa chỉ cơ quan Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Hà Bắc. Nơi tôi công táchồi đócó cháu Giáp Thị Khanh,là bạn cùng học với Tô Lâm có lần kể chuyện với tôi về bạn Tô Lâm, tuy làm Bộ trưởng Công an nhưng hàng năm đều về dự họp Hội đồng môn - tràn đầy tình nghĩa với bạn bè. Đó là một người đạo đức, phẩm chất cao thượng!
Nhân dịp chuyện trò với GS. Tô Xuân Dân, Chủ tịch Hội dòng họ Tô Việt Nam,Tôi nhớ lại và viết bản này, trân trọng gửi tới dòng họ Tô Việt Nam làm tư liệu.
Tôi nay đã tròn 90 năm tuổi đời, sự minh mẫn bị giảm sụt, nếu có điều gì sai sót, xin bạn đọc lượng thứ!
Trân trọng cảm ơn!
Nội Duệ, ngày 25 tháng 9 năm 2024
PHẠM KHẮC THIỆU
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hưng Yên
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương
- Phát triển Gia Lai trở thành tỉnh khá của khu vực Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên
- Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Đội ngũ trí thức, nhà khoa học tạo bứt phá mạnh mẽ cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững đất nước
- Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số
- Chàng trai không chân Tô Đình Khánh nhận mức lương khủng nhờ câu chuyện truyền cảm hứng
- Tô Kim Hồng, người đẹp cải lương một thời trở lại sàn diễn
- Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên nỗ lực mạnh mẽ vì một Việt Nam giàu mạnh
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
Hôm nay : 586
Tháng hiện tại : 20544
Tổng lượt truy cập : 2794342