
Trung tá Tô Hoài Đức (còn có tên gọi là Tô Văn Đực) sinh ra tại đất thép Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay từ khi 13 tuổi (1960), cậu bé Đức đã sớm giác ngộ cách mạng, tham gia du kích. Hai năm sau, người thiếu niên anh dũng ấy gia nhập lực lượng vũ trang, trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương.
Lúc bấy giờ du kích Củ Chi rất thiếu vũ khí. Do có chút tay nghề thợ máy ô tô, Tô Hoài Đức được điều về làm việc tại Xưởng sản xuất vũ khí, mà thực chất là một lò rèn. Ban đầu, Đức mượn của cán bộ quân giới hai trái mìn cán do Liên Xô (cũ) sản xuất để tìm hiểu và sau đó dem đi dùng thử đánh xe tăng. Nhược điểm của loại mìn này là chỉ khi bị xe tăng cán lên thì nó mới phát nổ. Tô Hoài Đức bèn dùng thuốc nổ lấy từ những trái đạn, trái bom chưa nổ để làm mìn đánh xe tăng, “chế” bộ điểm hỏa gắn vào và chừa một lỗ nhỏ để cắm một chiếc que dài. Làm xong, Đức đem mìn đi dùng thử và đánh thắng ngay trong trận đầu. Loại mìn này có đặc điểm là chỉ cần có xe tăng chạy qua, gạt nhẹ vào chiếc que là nổ ngay. Vì vậy, loại vũ khí mới và lợi hại này được mang một cái tên cũng rất mới là “mìn gạt”, và Tô Hoài Đức cũng được nhân dân tôn vinh là “Anh hùng mìn gạt”.
Quân và dân Củ Chi đã dùng loại mìn gạt này để diệt xe tăng, tầu chiến Mỹ và cả lính bộ đi càn và máy bay đổ bộ. Chỉ cần biết được những vị trí địch có thể tập trung quân, máy bay có thể đáp xuống, cài sẵn mìn ở đó và chở kết quả. Hiệu quả của mìn gạt giúp quân và dân Củ Chi càng thêm hăng hái thi đua đánh xe tăng địch, giết giặc, lập công. Bên cạnh mìn gạt, Tô Hoài Đức còn chế tạo ra súng côn bán tự dộng và giàn phóng lựu đạn, phóng bom bi khá đơn giản mà hiệu quả, gây thương vong lớn cho địch. Những loại vũ “thủ công “ đó đã góp phần đánh thắng những vũ khí hiện đại của địch. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tô Hoài Đức đã tiêu diệt được 53 lính Mỹ, phá hủy 13 xe tăng, thiết giáp các loại. Cùng với hai đồng đội, anh đánh chìm một tàu tiếp tế hậu cần lớn của Mỹ ngụy trên sông gần ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, gây chấn động dư luận Sài Gòn lúc bấy giờ.
Tháng 9.1967, Tô Hoài Đức được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Trung tá Tô Hoài Đức trở về xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, làm vườn, lập trang trại. Hai người con đầu của ông đều đã trưởng thành, công tác tại địa phương. Cô con gái út thi đỗ 3 trường đại học và được bố thưởng cho chuyến du lịch ra miền Bắc cùng ông trong dịp kỷ niệm 60 năm truyền thống của Thiếu sinh quân Việt Nam.
Xương Giang
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải khẳng định vai trò của xã trong không gian phát triển mới
- Đa dạng thức uống có nguồn gốc tự nhiên
- Anh hùng liệt sỹ Tô Minh Xuyến
- Tổng Bí thư: Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sắp xếp cán bộ, tổ chức bộ máy
- Anh hùng Tô Đức Thắng Kiên cường, bản lĩnh, nhân văn trên trận tuyến phòng, chống tội phạm
- Đừng khoác lại “chiếc áo” chật hơn cho xuất khẩu gạo
- Sinh viên Tô Thị Hà Vy, Lớp DHKT17A9HN – Một tấm gương sáng trong CLB Tuyên truyền và thực hiện Văn hóa học đường sinh viên.
- Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thu hút ít nhất 100 chuyên gia hàng đầu về nước làm việc
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Cán bộ phải đặt mình trong niềm phấn khởi chung của nhân dân
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



