“Cổ kim truyền lục” là tập thơ văn với khoảng 500 bài, được sáng tác vào năm Đinh Mùi (1907) do các nhà nho ở xã Hạ Mỗ, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông đương thời; nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội thực hiện.
Nội dung của hầu hết các sáng tác đều toát lên tình cảm thiết tha, trong sáng, phản ánh hiện thực cuộc sống và tấm lòng yêu nước, thương nòi của nhân dân. Nhiều bài ca ngợi công ơn các anh hùng dân tộc, các bậc tiên hiền, nhằm nêu gương sáng của người xưa, giáo dục cháu con... Trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, các tác giả đã lên tiếng cổ vũ, khích lệ tinh thần đấu tranh hoặc tìm lời lẽ giảng giải về nhân tình thế thái, về vận mệnh, về cơ hội để làm những việc có ích cho đời; đã động viên, đem đến cho bà con nhân dân niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai.
Cổ kim truyền lục” được viết theo nhiều thể loại khác nhau, như: Thi, thoại, huấn, tán, ca, lục, thị, biểu..., nhưng tất cả đều “giản dị lời ghi” mà “ý thơ sâu rộng”. Nhiều bài viết theo thể đường luật đã đạt đến trình độ cao, nhất là lối “hồi văn cách”, tức là đọc quay lại từ dưới lên vẫn đúng âm vận và thanh thoát, câu đầu thường lặp lại ở câu cuối.
Theo Chủ tịch UBND xã Hạ Mỗ Bùi Tất Thêm, mùa đông năm 1907, để tránh sự kiểm soát của chính quyền thực dân Pháp, các nhà nho trong làng đã khôn khéo sử dụng lễ “đồng giáng bút” tại chùa Hải Giác để mượn lời Tiên Thánh công bố các sáng tác của mình. Sau đó, các sáng tác đã được khắc mộc bản tại đền Văn Hiến vào năm 1908.
Lãnh đạo huyện Đan Phượng, cấp ủy, chính quyền, nhân dân xã Hạ Mỗ trong lễ ra mắt sách. Ảnh: Nguyễn Mai
Sách in ra được phát cho mọi nhà, biếu tặng các nơi với mục đích như lời nói đầu bộ sách đã viết: “Thư lai địa địa, tuyên truyền vạn vũ” (Sách đến mọi nơi, tuyên truyền khắp chốn). Năm 1930, thực dân Pháp cho tay sai về tịch thu mộc bản và nhiều sách lưu hành trong làng. Với thái độ khôn khéo và kiên quyết, nhân dân Hạ Mỗ đã đấu tranh và lấy lại được các bản khắc in cùng một vài bộ sách.
Hiện tại, Thư viện Quốc gia Việt Nam và Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang lưu trữ 4 tập chữ Hán của bộ sách “Cổ kim truyền lục”. Ngoài ra, bộ sách cũng đã được đưa vào “Dự án số hoá kho tàng thư tịch cổ văn hiến Hán Nôm”. Để phát huy giá trị di sản văn hoá quê hương, năm 2015, UBND xã Hạ Mỗ đã thành lập “Ban Quản lý dự án biên dịch tư liệu Hán Nôm bộ sách “Cổ kim truyền lục” và các văn bản Hán tự tại các di tích đền Văn Hiến, đình Vạn Xuân, chùa Hải Giác”. Trên cơ sở đó, bản dịch 4 cuốn của bộ sách “Cổ kim truyền lục” đã được tổ chức dịch thuật, hiệu đính. Trên cơ sở kết quả bản dịch và hiệu đính, 4 tập sách của bộ “Cổ kim truyền lục” đã được xuất bản.
Ngoài bản dịch, cuối mỗi tập sách được in kèm bản chụp nguyên văn chữ Hán 4 tập: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh. Đây cũng là một dịp để góp phần lưu giữ và quảng bá một di sản vô cùng quý giá của nhân dân Hạ Mỗ.
Nguồn tin từ https://hanoimoi.vn/
- Bộ Công Thương công bố bổ nhiệm loạt lãnh đạo cục vụ
- Trao quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh về công tác cán bộ
- Gặp mặt giao lưu Hội đồng Họ Tô tỉnh Thanh Hoá
- Đồng chí Chủ tịch UBND huyện, Tô Viết Hiệp làm việc với Đảng bộ xã Đà Vị về giải phóng mặt bằng tuyến đường kết nối Bắc Kạn - Na Hang
- Kiều bào đóng góp thiết thực vào sứ mệnh đại đoàn kết toàn dân tộc
- Vĩnh Trị (Vĩnh Hưng, Long An) trao nhà đại đoàn kết
- Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện tại Bộ CHQS tỉnh Hưng Yên
- Náo nức ngày hội Xuân của giới báo chí Thủ đô
- Lãnh đạo UBND tỉnh Đắc Lắc đối thoại với phụ nữ
- Bàn giao nhiệm vụ Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



