
Mâm cỗ ngày tết hàn thực (Ảnh TL)
Tết Hàn Thực hay Tết bánh trôi bánh chay là một ngày tết vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hằng năm.
Trong văn hóa dân gian Việt Nam, ngày 03 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày Tết Hàn Thực, một phong tục truyền thống có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng đã được người Việt tiếp thu và phát triển theo bản sắc riêng. Vào dịp này, nhiều gia đình thường làm bánh trôi, bánh chay để dâng cúng tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ và duy trì nét đẹp văn hóa dân tộc. "Hàn Thực" nghĩa là "thức ăn lạnh".
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn thực:
Chuyện kể rằng vào đời Xuân Thu, Vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay ở nước Tề, mai ở nước Sở. Một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo phò Vua trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt đã phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng Vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.
Giới Tử Thôi theo phò Vua Tấn Văn Công trong vòng 19 năm, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi.
Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói. Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Vua ra lệnh đốt rừng nhằm thúc ép Tử Thôi quay về. Không ngờ Tử Thôi quyết chí, 2 mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng. Hôm ấy là ngày 03 tháng 3 Âm lịch.
Nhà Vua hối hận cho lập miếu thờ. Hằng năm, cứ đến mùng 3 tháng 3 Âm lịch, người dân bị cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước, đây được coi là ngày Tết Hàn thực.
Khi du nhập vào Việt Nam, Tết Hàn Thực không còn mang ý nghĩa kiêng lửa mà trở thành dịp để tưởng nhớ tổ tiên, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Thay vì kiêng dùng lửa, người Việt thường làm bánh trôi, bánh chay – những món ăn đặc trưng trong ngày này để dâng cúng.
Ngoài ra, đây là một dịp để người Việt hướng về nguồn cội, tưởng nhớ ân đức tổ tiên. Vào ngày này, người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. từng nhà, từng dòng họ sửa sang mồ mả, thắp hương, dâng hoa và điều đặc biệt sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay là những thức ăn nguội tượng trưng cho Tết Hàn thực.
Căn cứ theo lịch Vạn niên năm 2025, thì Tết Hàn thực rơi vào ngày thứ hai, ngày 31 tháng 3 năm 2025.
Như vậy, theo như quy định trên thì Tết Hàn thực không phải là một ngày lễ lớn trong năm. Tuy nhiên, dù không phải là ngày lễ lớn, Tết Hàn Thực vẫn mang ý nghĩa văn hóa truyền thống sâu sắc, được nhiều gia đình Việt Nam gìn giữ như một dịp để tưởng nhớ tổ tiên và duy trì nét đẹp ẩm thực với bánh trôi, bánh chay.
Tô Trúc Phương
- XUÂN CHỜ
- BẾN QUÊ
- Vì sao “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”
- Tết ông Công ông Táo 2025 là ngày nào dương lịch, nguồn gốc và ý nghĩa?
- Phát huy giá trị lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch Đền Tô Thị Hoạn
- Nhà thơ Tô Nhuần - một phác thảo gần
- SI ĐÔ LA
- MÙA THU HÀ NỘI
- Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung thu
- Phẫn nộ câu nói “Thà đền một lần còn hơn nuôi suốt đời” của giới tài xế xe tải
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



