LẠI NÓI THÊM VỀ THẦN TÔ LỊCH

Thần Tô Lịch là Thành hoàng thành Thăng Long ít ra là trong 6 thế kỷ (thế kỷ IX đến thế kỷ XV). Đây là chỉ nói thời gian Ngài được các triều đại chính thức phong thần. Còn đến các triều Lê - Nguyễn (và cho đến tận ngày nay) đền thờ Ngài vẫn được các vua chúa cho tôn tạo ngày càng to đẹp hơn và quanh năm hương khói phụng thờ. Các sách chính sử nước ta không nói gì về Thần Tô Lịch. Nhưng nhiều sách cổ (kể cả chính sử) của Trung Quốc và một số sách cổ của Việt Nam cũng lấy tư liệu từ sách Trung Quốc, viết khá đầy đủ về  Ngài.

Quyển sách cổ nhất viết về Thần Tô Lịch là sách Lương thư của Trung Quốc viết vào thế kỷ VI. Còn quyển sách muộn nhất viết về Ngài là sách Việt điện u linh của Việt Nam (lấy tư liệu từ sách Giao châu ký, Báo cực truyện  của Trung Quốc) viết vào thế kỷ XIV.

Chuyện kể về Tô Lịch trong các sách trên có phần hiện thực, có phần huyền thoại (hiện thực nhiều hơn huyền thoại), nhưng huyền thoại lại kể chi tiết, sống động và ly kỳ làm mờ nhạt phần hiện thực. Và một số người không nghiên cứu kỹ lại cho là chuyện kể về Ngài hoàn toàn là huyền thoại. Vì vậy thấy cần phải nói thêm về vấn đề này.

Các quyển sách kể trên chép là vào thời kỳ nhà Tấn (280-420) đô hộ nước ta, tức là vào khoảng thế kỷ III-IV, có người họ Tô tên Lịch sinh thời từng làm quan ở Long Đỗ (Ông được nhà Tấn phong chức Hiếu Liêm. Hiếu Liêm là một loại bằng cấp hoặc chức quan của phong kiến Trung Quốc xưa vì sách Đại Việt sử ký toàn thư chép chuyện Sĩ Nhiếp làm Thái thú Giao chỉ (187-226) gần như là cùng thời với Tô Lịch, đỗ Hiếu Liêm được bổ làm Thượng thư lang), tiên tổ cư ngụ ở đó đã lâu đời, dựng làng bên một con sông nhỏ. Gia đình ông lấy sự thanh bạch và hoà thuận hiếu thảo làm trọng, ba đời cùng nhân nhượng ở chung với nhau không chút riêng biệt. Gặp năm mất mùa đói kém, ông đem thóc lúa của nhà ra cứu tế cho dân, triều đình lại ban khen, cho lấy hai chữ Tô Lịch làm tên làng. Khi ông mất dân làng thờ ông làm Thành hoàng. Làng Tô Lịch trước là hương Long Đỗ, là ngôi làng cổ Hà Nội dựa vào quả núi thiêng là Núi Nùng. Long Đỗ có nghĩa là Rốn Rồng vì tương truyền ở Núi Nùng có 1 huyệt đạo dưới thông đến âm ty địa phủ, trên nối tới thiên đường thượng giới (GS. Lê Văn Lan).

Như vậy ngoại trừ truyền thuyết về “rốn rồng” (mà ngày nay vẫn được công nhận về mặt phong thủy) thì chuyện kể về Tô Lịch lúc sinh thời không có chút gì là huyền thoại.

Ông là người có danh tính rõ ràng (họ Tô tên Lịch)

Có quê hương bản quán (hương Long Đỗ)

Có gốc gác tổ tiên (cư ngụ ở đó đã lâu đời)

Có gia đình họ hàng (ba đời ở với nhau không chút riêng biệt)

Có nhà cửa (dựng làng bên một con sông nhỏ)

Có ruộng vườn (năm mất mùa đem thóc lúa của nhà ra cứu tế cho dân)

Có hoạt động chính trị xã hội (được phong chức Hiếu Liêm, làm quan ở Long Đỗ, được triều đình ban khen, cho lấy hai chữ Tô Lịch làm tên làng).

Rõ ràng Tô Lịch là con người có thực, không phải là con người huyền thoại.

Chuyện kể về Ngài chỉ mang tính huyền thoại khi Ngài đã qua đời được dân làng thờ làm Thành hoàng và cũng chỉ thể hiện trong hai sự kiện:

- Thắng viên quan đô hộ nhà Đường, kiêm phù thủy cao tay Cao Biền trong trận chiến tâm linh pháp thuật.

- Hiển thần thành Ngựa Trắng giúp vua Lý Thái Tổ xây thành Thăng Long.

Nhưng cũng chỉ hai sự kiện oai hùng đó đã đưa Ngài lên địa vị tột đỉnh tôn quý: Từ Thành hoàng làng trở thành Thành hoàng đứng đầu các vị thần ở thành Đại La (Đô phủ Thành hoàng thần quân) rồi Thành hoàng của cả kinh thành Thăng Long, được các triều vua từ nhà Lý đến nhà Trần tôn vinh bằng những duệ hiệu cực kỳ thiêng liêng: Bảo quốc Trấn linh Định bang Quốc đô Thăng Long Thành hoàng đại vương.

Từ hàng ngàn năm nay, ngôi đền chính thờ Ngài ở phía Đông thành Đại La do viên quan đô hộ Cao Biền xây trước khi chạy về Bắc quốc, được các vua chúa đời sau nhiều lần tôn tạo, mang tên “Bạch Mã linh từ” với thần hiệu của Ngài là Long Đỗ thần quân Quảng Lợi Bạch Mã đại vương trở thành ngôi đền chính, trấn giữ phía Đông kinh thành Thăng Long (Đông trấn chính từ) cùng với đền Bắc trấn Trấn Vũ, Tây trấn Voi Phục, Nam trấn Kim Liên giữ yên cho Quốc đô Thăng Long - Hà Nội, cũng là giữ yên cho nước Đại Việt trường tồn và phát triển. Vua Đinh Tiên Hoàng đã từng về cầu khấn ở đây và được Thần  phù trợ dẹp loạn 12 sứ quân.

Hàng trăm du khách cả trong nước và nước ngoài, hàng ngày đến viếng thăm đền Bạch Mã, ngôi đền cổ  nhất ở Hà Nội và thắp hương bái vọng Ngài chính là tấm lòng của nhân dân ghi nhận công lao to lớn của Thần Tô Lịch với dân với nước không chỉ hôm nay mà đã trên 10 thế kỷ.

Ngài là con người có thực, là người họ Tô đầu tiên có danh tính xuất hiện trong lịch sử từ đầu công nguyên, trong một cộng đồng người họ Tô ở chính nơi “khí thiêng sông núi”. Chúng ta rất hạnh phúc và tự hào sau nhiều năm nghiên cứu đã suy tôn Ngài là Thủy tổ của dòng họ Tô Việt Nam vào một thời điểm thiêng liêng là tròn ngàn năm tuổi Quốc đô Thăng Long - Hà Nội của nước Đại Việt - Việt Nam mà Ngài là vị Thành hoàng bảo trợ.


Tô Bỉnh

Thần Tô Lịch là Thành hoàng thành Thăng Long ít ra là trong 6 thế kỷ (thế kỷ IX đến thế kỷ XV). Đây là chỉ nói thời gian Ngài được các triều đại chính thức phong thần. Còn đến các triều Lê - Nguyễn (và cho đến tận ngày nay) đền thờ Ngài vẫn được các vua chúa cho tôn tạo ngày càng to đẹp hơn và quanh năm hương khói phụng thờ. Các sách chính sử nước ta không nói gì về Thần Tô Lịch. Nhưng nhiều sách cổ (kể cả chính sử) của Trung Quốc và một số sách cổ của Việt Nam cũng lấy tư liệu từ sách Trung Quốc, viết khá đầy đủ về  Ngài.

Quyển sách cổ nhất viết về Thần Tô Lịch là sách Lương thư của Trung Quốc viết vào thế kỷ VI. Còn quyển sách muộn nhất viết về Ngài là sách Việt điện u linh của Việt Nam (lấy tư liệu từ sách Giao châu ký, Báo cực truyện  của Trung Quốc) viết vào thế kỷ XIV.

Chuyện kể về Tô Lịch trong các sách trên có phần hiện thực, có phần huyền thoại (hiện thực nhiều hơn huyền thoại), nhưng huyền thoại lại kể chi tiết, sống động và ly kỳ làm mờ nhạt phần hiện thực. Và một số người không nghiên cứu kỹ lại cho là chuyện kể về Ngài hoàn toàn là huyền thoại. Vì vậy thấy cần phải nói thêm về vấn đề này.

Các quyển sách kể trên chép là vào thời kỳ nhà Tấn (280-420) đô hộ nước ta, tức là vào khoảng thế kỷ III-IV, có người họ Tô tên Lịch sinh thời từng làm quan ở Long Đỗ (Ông được nhà Tấn phong chức Hiếu Liêm. Hiếu Liêm là một loại bằng cấp hoặc chức quan của phong kiến Trung Quốc xưa vì sách Đại Việt sử ký toàn thư chép chuyện Sĩ Nhiếp làm Thái thú Giao chỉ (187-226) gần như là cùng thời với Tô Lịch, đỗ Hiếu Liêm được bổ làm Thượng thư lang), tiên tổ cư ngụ ở đó đã lâu đời, dựng làng bên một con sông nhỏ. Gia đình ông lấy sự thanh bạch và hoà thuận hiếu thảo làm trọng, ba đời cùng nhân nhượng ở chung với nhau không chút riêng biệt. Gặp năm mất mùa đói kém, ông đem thóc lúa của nhà ra cứu tế cho dân, triều đình lại ban khen, cho lấy hai chữ Tô Lịch làm tên làng. Khi ông mất dân làng thờ ông làm Thành hoàng. Làng Tô Lịch trước là hương Long Đỗ, là ngôi làng cổ Hà Nội dựa vào quả núi thiêng là Núi Nùng. Long Đỗ có nghĩa là Rốn Rồng vì tương truyền ở Núi Nùng có 1 huyệt đạo dưới thông đến âm ty địa phủ, trên nối tới thiên đường thượng giới (GS. Lê Văn Lan).

Như vậy ngoại trừ truyền thuyết về “rốn rồng” (mà ngày nay vẫn được công nhận về mặt phong thủy) thì chuyện kể về Tô Lịch lúc sinh thời không có chút gì là huyền thoại.

Ông là người có danh tính rõ ràng (họ Tô tên Lịch)

Có quê hương bản quán (hương Long Đỗ)

Có gốc gác tổ tiên (cư ngụ ở đó đã lâu đời)

Có gia đình họ hàng (ba đời ở với nhau không chút riêng biệt)

Có nhà cửa (dựng làng bên một con sông nhỏ)

Có ruộng vườn (năm mất mùa đem thóc lúa của nhà ra cứu tế cho dân)

Có hoạt động chính trị xã hội (được phong chức Hiếu Liêm, làm quan ở Long Đỗ, được triều đình ban khen, cho lấy hai chữ Tô Lịch làm tên làng).

Rõ ràng Tô Lịch là con người có thực, không phải là con người huyền thoại.

Chuyện kể về Ngài chỉ mang tính huyền thoại khi Ngài đã qua đời được dân làng thờ làm Thành hoàng và cũng chỉ thể hiện trong hai sự kiện:

- Thắng viên quan đô hộ nhà Đường, kiêm phù thủy cao tay Cao Biền trong trận chiến tâm linh pháp thuật.

- Hiển thần thành Ngựa Trắng giúp vua Lý Thái Tổ xây thành Thăng Long.

Nhưng cũng chỉ hai sự kiện oai hùng đó đã đưa Ngài lên địa vị tột đỉnh tôn quý: Từ Thành hoàng làng trở thành Thành hoàng đứng đầu các vị thần ở thành Đại La (Đô phủ Thành hoàng thần quân) rồi Thành hoàng của cả kinh thành Thăng Long, được các triều vua từ nhà Lý đến nhà Trần tôn vinh bằng những duệ hiệu cực kỳ thiêng liêng: Bảo quốc Trấn linh Định bang Quốc đô Thăng Long Thành hoàng đại vương.

Từ hàng ngàn năm nay, ngôi đền chính thờ Ngài ở phía Đông thành Đại La do viên quan đô hộ Cao Biền xây trước khi chạy về Bắc quốc, được các vua chúa đời sau nhiều lần tôn tạo, mang tên “Bạch Mã linh từ” với thần hiệu của Ngài là Long Đỗ thần quân Quảng Lợi Bạch Mã đại vương trở thành ngôi đền chính, trấn giữ phía Đông kinh thành Thăng Long (Đông trấn chính từ) cùng với đền Bắc trấn Trấn Vũ, Tây trấn Voi Phục, Nam trấn Kim Liên giữ yên cho Quốc đô Thăng Long - Hà Nội, cũng là giữ yên cho nước Đại Việt trường tồn và phát triển. Vua Đinh Tiên Hoàng đã từng về cầu khấn ở đây và được Thần  phù trợ dẹp loạn 12 sứ quân.

Hàng trăm du khách cả trong nước và nước ngoài, hàng ngày đến viếng thăm đền Bạch Mã, ngôi đền cổ  nhất ở Hà Nội và thắp hương bái vọng Ngài chính là tấm lòng của nhân dân ghi nhận công lao to lớn của Thần Tô Lịch với dân với nước không chỉ hôm nay mà đã trên 10 thế kỷ.

Ngài là con người có thực, là người họ Tô đầu tiên có danh tính xuất hiện trong lịch sử từ đầu công nguyên, trong một cộng đồng người họ Tô ở chính nơi “khí thiêng sông núi”. Chúng ta rất hạnh phúc và tự hào sau nhiều năm nghiên cứu đã suy tôn Ngài là Thủy tổ của dòng họ Tô Việt Nam vào một thời điểm thiêng liêng là tròn ngàn năm tuổi Quốc đô Thăng Long - Hà Nội của nước Đại Việt - Việt Nam mà Ngài là vị Thành hoàng bảo trợ.


Tô Bỉnh