
Đình Thuần Lương vào hội truyền thống
Trong 2 ngày 10 và 11 tháng 3 năm 2025 (tức ngày 11 và 12 tháng 2 năm Ất Tỵ) xã Hùng Thắng tổ chức Lễ hội truyền thống đình Thuần Lương làng Lương Phúc. Ông Phạm Đình Quỳnh, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND cùng các ban, ngành, đoàn thể trong xã; ông Tô Quang Mậu Phó chủ tịch Hội đồng và ông Tô Văn Thặm nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Họ Tô Việt Nam; ông Tô Anh Thuận Chủ tịch Hội đồng Họ Tô tỉnh Hải Dương; ông Tô Kim Ngọc và ông Tô Văn Bình Phó chủ tịch Hội đồng Họ Tô tỉnh Thái Bình cùng đông đảo bà con trong xã, Họ Tô các tỉnh lân cận và khách thập phương về dự.
Trong không khí tưng bừng của Lễ hội, bà Phạm Thị Thu Hà Trưởng thôn đã giới thiệu thân thế, thần tích, thần sắc của Thành hoàng làng. Theo sử sách và các di ngôn của nhiều cụ để lại. Làng Thuần Lương và đình Thuần Lương có từ rất sớm. Vào khoảng thế kỷ 8 có một lớp người di cư từ thành Thăng Long về làng Thuần Lương định cư. Địa dư hành chính lúc ấy là xã Thuần Lương, tổng Bằng Giá, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng. Xã Thuần Lương gồm 3 làng: Làng Bá Lương và làng San Lương làm nghề gốm sứ, làng Cao Lương trồng lúa. Sau 3 làng hợp nhất gọi là Thuần Lương. Lớp người gốc Hà Hội lập đình và rước vị thần Long Đỗ Tô Lịch về thờ. Đình Thuần Lương thờ thần Tô Lịch từ đó.
Bà Phạm Thị Thu Hà Trưởng thôn giới thiệu thân thế, thần phả, thần tích của đình
Đến năm Bảo Thái thứ 5, ngày 4 tháng 9 năm 1724, đình Thuần Lương được khôi phục theo hướng Đông Nam. Cụ Phạm Đắc Quý, tự Phúc Tâm – hiệu Trung Chính, bỏ ra 100 quan tiền và 3 sào 1 thước ruộng để xây dựng ngôi đình thờ Thành hoàng. Đình gồm 5 gian tiền tế, 2 gian hậu cung. Công trình có quy mô lớn, chủ yếu là gỗ lim, trạm khắc có trình độ kỹ thuật cao, lợp ngói mũi hài.
Năm 1938 theo báo cáo của cụ Lý trưởng Phạm Trung Chính, được sưu tầm tại Viện khảo cổ học Hà Nội, đình Thuần Lương vẫn giữ được 4 sắc phong là: Sắc phong niên hiệu Tự Đức (20/11); Sắc phong ngày 1/7 năm Đồng Khánh thứ 2; Sắc phong ngày 11/8 năm Duy Tân thứ 3, tuần giang đại lễ; Sắc phong ngày 25/7 Khải Đình thứ 9, tứ tuần đại khánh.
Năm 1948 lập làng kháng chiến, sân đình dùng làm hầm để phục vụ dân quân du kích. Ngày 17/12/ 1949 giặc Pháp càn quét làng, đốt cả đình lẫn chùa. Nhân dân đã dỡ gạch xây ụ kháng chiến bảo vệ làng.
Như vậy, đền Bạch Mã (ở Hà Nội) là Đông Trấn Chính Từ, còn đình Thuần Lương là Đông Trấn Vọng Từ. Đức Tô Lịch là Thành hoàng Thăng Long Hà Nội, là một vị nhân thần trong lịch sử, có công hộ quốc vệ hoàng – Ngài là Thủy tổ của dòng Họ Tô Việt Nam.
Vào tháng 8 năm 2008, Đình làng Thuần Lương được xây dựng lại trong niềm phấn khởi của nhân dân, đình có 3 gian tiền tế, 1 gian hậu cung. Ngôi đình nhỏ chưa xứng tầm với một di sản văn hóa, nhưng với lòng luôn nhớ về cội nguồn, nhân dân vẫn duy trì được các ngày lễ và tuần tiết trong năm. Các đồ thờ tự có giá trị văn hóa tâm linh hiện có là do các dòng họ và nhân dân mua sắm và cung tiến.
Ông Tô Văn Thặm nguyễn Phó chủ tịch Họ Tô Việt Nam phát biểu
Căn cứ gía trị lịch sử, di tích, các thần sắc, thần phả và di vật còn lại. Căn cứ vào Luật Di sản văn hóa và nguyện vọng của nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ra Quyết định đình làng Thuần Lương là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh năm 2011.
Tháng 8 năm 2016, làng Thuần Lương lại khởi công xây dựng lại ngôi nhà Nghè, thuộc cụm di tích văn hóa của đình để phù trợ cho việc rước lễ Thánh hằng năm, nguồn vốn từ quỹ công đức của nhân dân và của dòng Họ Tô Hải Dương và chi họ Tô thôn Cậy Long Xuyên. Đặc biệt sư thày Thích Đàm Thái đã đem tâm nguyện vận động nhân dân và phật từ gần xa phát tâm công đức với mong muốn “Đình chùa tố hảo lão ấu bình an”. Sau khi phục dựng lại đình và các công trình tâm linh của làng, nhân dân thành tâm lễ bái, phát tâm công đức, dân làng làm ăn ngày càng thịnh vượng, ngành nghề phát triển, con em học hành đỗ đạt, đường làng ngõ xóm bên sống được sạnh sẽ.
Tiết mực văn nghệ
Năm 2024 với quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp, cán bộ và nhân dân cùng những người con xa quê đã nâng câp sân vận động trị giá gần 130 triệu đồng, trùng tu san lấp mặt bằng khu Di tích đình chùa hơn 100 triệu đồng, các nguồn vốn đều do dân đóng góp. Hôm nay thay mặt cho cán bộ, nhân dân tôi ghi nhân, biểu dương các tập thể chi bộ, đoàn thanh niên, Ban nội tự chùa Lương Phúc, các dòng họ, Công ty Sao Mai, gia đình ông Phạm Văn Quỳnh và các cá nhân…
Tô Kiền Thẩm
- THÔNG BÁO HỘI NGHỊ LẦN THỨ NHẤT CỦA THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG HỌ TÔ VIỆT NAM KHOÁ VI NHIỆM KỲ 2024-2028
- Dâng hương Thủy tổ Tô Lịch ngày 1 tháng 3 năm Ất Tỵ - 2025
- NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỌ TÔ VIỆT NAMLẦN THỨ VI NHIỆM KỲ 2024 – 2028
- PHÁT BIỂU KHAI MẠC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỌ TÔ VIỆT NAM LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2024 – 2028
- PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HỌ TÔ VIỆT NAM NĂM 2024
- LỄ KỶ NIỆM 844 NĂM HÚY NHẬT DANH NHÂN TÔ HIẾN THÀNH (12/6 KỶ HỢI, 1179 – 12/6 QUÝ MÃO 2023)
- Danh sách ủng hộ Quỹ tương thân tương ái hỗ trợ Người họ Tô Việt Nam gặp hoàn cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19
- Thư kêu gọi ủng hộ quỹ Quỹ Tương Thân Tương Ái hỗ trợ Người Họ Tô gặp khó khăn do đại dịch COVID–19
- THÔNG BÁO VỀ VIỆC DÂNG HƯƠNG KỶ NIỆM 842 NĂM NGÀY GIỖ DANH NHÂN TÔ HIẾN THÀNH
- DANH SÁCH TẬP THỂ CÁ NHÂN ỦNG QŨY HỌ TÔ VIỆT NAM
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



