![](/data/2025-02-10Anh hùng thương binh Tô Quang Lập.jpg)
Đoàn thanh niên huyện Lục Nam tặng quà Anh hùng Tô Quang Lập (mang quân phục) tháng 3 năm 2014 (ảnh TL)
Anh hùng Tô Quang Lập sinh ra và lớn lên tại một vùng núi nghèo, xóm Quỳnh, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Đầu năm 1964, theo tiếng gọi của Tổ quốc, Tô Quang Lập lên đường nhập ngũ. Suốt cả 3 tháng huấn luyện tân binh, tập điều lệnh đội ngũ ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Tô Quang Lập luôn luôn được biểu dương. Tháng 5 năm 1964, đơn vị được chuyển về Trung đoàn 10 công binh đóng quân tại Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tại đây, đơn vị tập các bài cơ bản như đào hào chiến đấu, bơi vượt sông, rồi làm cầu, rà phá bom mìn. Trời tháng 5 trên dẫy núi Phao Sơn - Vĩnh Đại nắng như đổ lửa mà bộ đội vẫn phơi mình tập lăn lê bò toài, đào hầm cá nhân, tập xạ kích. Đêm đến là những cuộc hành quân đeo gạch, đi suốt trên dẫy núi Đông Triều - Quảng Ninh.
Tháng 10 năm 1965, Tô Quang Lập chuyển về một đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam sang giúp đỡ nước bạn Lào. Hai năm sau, anh được trở về chi viện cho chiến trường Miền Nam, nhận nhiệm vụ phá bom mìn, bảo đảm giao thông tại địa bàn Phước Sơn - Quảng Nam - Đà Nẵng.
Đúng đêm 28 Tết Mậu Thân (1968), Trung đội trưởng Tô Quang Lập được giao nhiệm vụ đảm nhận trọng điểm 70, 71 ác liệt. Đây là đoạn đường độc đạo nằm trên đỉnh đồi, một bên là biển, một bên là rừng, địch đánh từ Lào sang, từ Băc vào. Chiều dài đoạn đường cao điểm khoảng 700 mét. Khi đó Trung đội chia thành nhiều mũi để phá bom mìn, một tổ từ trong phá ra, Tô Quang Lập phụ trách hai tiểu đội ở giữa. Đúng lúc đó, địch rải bom vướng ở nơi trú quân của đơn vị, bắt buộc anh phải chỉ huy đơn vị phá bom để mở đương. Trong số 3 chiến sỹ phá bom mìn từ ngoài vào thì chẳng may một đồng chí bị thương nặng. Còn lại anh và đồng chí Na tiếp tục phá bom. Lúc này hai mũi phá bom trong ra, ngoài vào chỉ còn cách nhau một khoảng ngắn là thông đường. Nhưng Tô Quang Lập không nghe thấy gì hết. Anh nghĩ ngay đến những chuyện chẳng lành đã xẩy ra với đồng đội. Rồi đồng chí Na lại bị thương nặng, chỉ còn lại một mình anh tiếp tục công việc phá bom đến 6 giờ sáng thì đường thông. Vậy là Tô Quang Lập và đồng đội đã kiên cường trong suốt 11 giờ đồng hồ liên tục phá bom mìn, thông đường cho 22 xe ô tô chở vũ khí vượt qua trọng điểm, bàn giao cho Sư đoàn 3. Sau chiến dịch, Trung đội của Lập chỉ còn lại 7 chiến sỹ trong số 30 người. Những năm tháng tiếp theo bám trụ trên đoạn đường mưa bom, bão đạn, Tô Quang Lập đã từng 5 lần chết đi, sống lại, nhiều lần bị bom vùi lấp, được đồng đội cứu sống. Riêng 4 tháng đầu năm 1969, anh phá được 12 quả bom từ trường, 28 qua mìn vương nổ, hàng trăm quả mìn lá, góp phần thông đường cho xe vận chuyển hàng chục nghìn tấn vũ khí chi viện cho tiền tuyến lớn.
Tháng 6 năm 1969, Nhà nước phong tặng Tô Quang Lập Danh hiệu Anh hùng lực lương vũ trang nhân dân khi anh tròn 27 tuổi. Lẽ ra anh đã có mặt tại Hà Nội để cùng 7 đồng chia khác đón nhận danh hiệu cao quý đó. Nhưng anh đã vắng mặt và không có bất kỳ một thông tin nào. Các cơ quan hữu quan cứ ngỡ rằng anh đã hy sinh trên đường ra Hà Nội. Thực ra, trên đường ra Bắc, đến Binh trạm 34, Tô Quang Lập bị thương nặng vào mắt, được cấp cứu ở bệnh xá, rồi chuyển về điều trị tại Bệnh viện Quảng Bình và mất liên lạc từ đó. Mãi tới đầu năm 1970, khi chuyển anh về Bệnh viện 108, Tổng cục Chính trị mới có liên lạc với anh và đã cho xe đưa anh về thăm gia đình.
Sau đợt điều trị, vết thương khỏi, Anh hùng Tô Quang Lập lại tiếp tục vào nơi chiến trường lửa đạn, bám trụ trên đường 24B. Năm 1973, khi sân bay Phước Sơn được giải phóng, anh chuyển về Sư đoàn 472, bảo đảm giao thông tuyến đường 13 cũng vẫn thuộc Quảng Nam - Đà Nẵng nối liền với đường 14 (nay là đường Hồ Chí Minh).
Gần 70 tuổi đời, 40 năm tuổi Đảng, Anh hùng lực lượng vũ trang Tô Quang Lập vẫn lặng lẽ với công việc đời thường. Anh thương binh về sống với vợ con và dân làng bằng cả tấm lòng đầy nhiệt huyết. Ngoài công việc của làng xã, anh còn tham gia Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh huyện Lục Nam. Gia đình anh luôn đi đầu trong các phong trào của địa phương. Các con đều trưởng thành, có cuộc sống ổn định. Dân làng Quỳnh ai ai cũng quý trọng, tự hào và gọi anh bằn cái tên trìu mến: Anh hùng thầm lặng.
Hồng Ánh Phê
- Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang)
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị của Ban Bí thư đánh giá công tác tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
- Rạng rỡ Việt Nam
- Người đàn ông không chân ở TPHCM: Vợ đẹp con ngoan, đổi đời sau cú sốc
- Tiểu sử tóm tắt, tên đường Anh hùng lực lượng vũ trang Tô Thị Tẻ
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Nỗ lực hơn nữa để đất nước sánh vai các cường quốc năm châu
- Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới
- Nặng lòng với những hoàn cảnh khó khăn
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
![](/images/users.png)
![](/images/today.png)
![](/images/month.png)
![](/images/hits.png)