Dòng họ Lê có nhân số đông thứ nhì trong tổng nhân số Việt Nam. Họ Lê chỉ đặt biệt có ở người Việt nước ta mà thôi. Trong lịch sử Trung Quốc rất hiếm có người họ Lê, hơn một ngàn năm Bắc Thuộc không có một viên quan cai trị nào mang họ Lê. Bởi vậy nhiều nhà ngiên cứu cho rằng: Họ Lê là một trong những họ đặc tưng của dân tộc Lạc Việt đã định cư ở đất Thanh Hoá - Ninh Bình từ rất lâu đời đến nay.
Ngày nay họ Lê có thể chiếm đến 15% dân số nước ta, là một dòng họ đã có đến hai lần lập ra triều đại Vương quyền: Tiền Lê và Hậu Lê, tổng cọng 399 năm. Trong danh sách khoa bảng triều Nguyễn trong 115 năm có đến 650 vị Hương Cống, Cử Nhân, Tiến Sĩ, Phó Bảng là con cháu họ Lê trong 5.230 vị đăng khoa.
Nghiên cứu về dòng họ Lê vô cùng thú vị, vì có nhiều Danh nhân lịch sử, văn hóa nước ta mang dòng họ này. Đặt biệt những vị Thủy Tổ của nhiều chi phái họ Lê ở nước ta đều xuất xứ trên đất Đại Việt, không hề có ai gốc tích từ Trung Quốc sang mang dònh họ Lê.
(Trích tham luận của Nhà Biên khảo Vũ Hiệp,
bản tin No: 01 ngày 26 Jun 1999 Trung tâm UNESCO Phát triển Nhân Văn TP. Hồ Chí Minh)
AN DƯƠNG VƯƠNG THỤC PHÁN LÀ ÔNG TỔ HỌ LÊ
Theo sách Lễ hội và Danh nhân Lịch sử Việt Nam của tác giả Hà Tùng Tiến (nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội 1997)
Kể từ lúc Hồng Bàng dựng nước, truyền 18 vị vua kể cả Phù Đổng, Tản Viên và 18 vị vua Hùng, đến đời Hùng Vương thứ 18 là Hùng Duệ Vương tên húy là Duệ Lang (Huệ Lang) hạ sinh 22 Hoàng nam, 24 Hoàng nữ, thời kỳ đầu rất thông minh chính trực, nhưng từ khi lấy một người họ Lê là cô ruột của Thục Phán, Hùng Huệ Vương lại đam mê tửu sắc, bị Thục Vương và Cao Lỗ lừa phục rượu, để cô của Thục Phán sai giết hết tất cả con trai , con gái, dâu rể.
Cơ đồ nhà Hùng đang văn minh rực rỡ bỗng chốc rơi vào tay Thục Phán, năm 258 trước Công Nguyên Thục Phán lên ngôi xưng là AN DƯƠNG VƯƠNG, bỏ quốc hiệu Văn Lang đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Đông Kinh, xây thành Cổ Loa. Thục Phán mất năm 179 trước Công nguyên, làm vua được 30 năm.
Thục Phán An Dương Vương là người dòng họ Lê ở Mỹ Đức, con cháu dòng Lê đại tộc bắt nguồn từ đây, trải qua 2.230 năm hình thành và phát triển đất nước, từ năm 258 BC đến nay dòng họ Lê đã cống hiến không biết bao nhiêu xương máu cho Tổ quốc, nổi bật là hai Triều đại Tiền Lê và Hậu Lê. Đó là niềm tự hào cho tất cả những ai được mang dòng máu họ Lê, Để nhớ mãi: Cội nguồn của chúng ta THỤC PHÁN AN DƯƠNG VƯƠNG là ông Tổ của dòng LÊ ĐẠI TỘC
LÊ ĐẠI HÀNH
Lê Hoàn sinh năm Tân Sửu 941 ở Ái Châu Thanh Hoá, dưới triều Đinh Tiên Hoàng ông giữ chúc Thập Đạo Tướng quân, tháng 7 năm Canh Thìn 980 được triều thần tôn lên ngôi thay cho Đinh Toàn còn quá nhỏ tuổi, lập nên Triều đại Tiền Lê, nhà vua mất tháng 3 năm Ất Tỵ 1005, ở ngôi 25 năm, triều Tiền Lê tồn tại 29 năm truyền qua ba đời vua.
LÊ THÁI TỔ
Lê Lợi là hậu duệ của vua Lê Đại Hành, sinh vào giờ tý ngày mồng 6 thàng 8 năm Ất Sửu (10-9-1385) tại quê mẹ làng Chủ Sơn (Thủy Chú) huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa, ngài là con trai út của Hào trưởng Lê Khóan, người làng Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan, sau khi nhà Minh Trung quốc diệt nhà Hồ năm 1407. Lê Lợi nuôi chí lớn phục thù cứu nước, năm 1416 Lê Lợi cùng 18 người bạn thân tín cắt máu ăn thề tại khu rừng Lũng Nhai, lấy vùng rừng núi Lam Sơn làm căn cứ kháng chiến, sau 10 năm xây dựng Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, tiến quân ra Bắc, với trận đánh lịch sử trên ải Chi Lăng năm 1427 , quân ta toàn thắng.
Ngày 14 tháng 4 năm 1428 Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi, hiệu là Thái Tổ Cao Hoàng Đế còn gọi là Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt, lập ra nhà Hậu Lê, truyền nối 27 đời vua, trị vì tổng cộng 360 năm, từ 1428 đến 1788
Tài liệu tham khảo:
1: Thế thứ các Triều vua Việt nam - Nguyễn Khắc Thuần - Nhà xuất bản Giáo Dục tháng 3 năm 2001
2: Nhân vật họ Lê trong lịch sử Việt Nam - Phạm Ngọc Minh - Lê Duy Anh - Nhà xuất bản Đà Nẵng - tháng 7 năm 2001
Theo Việt Nam Gia Phả
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
Hôm nay : 463
Tháng hiện tại : 21770
Tổng lượt truy cập : 2664840