Vài nét về lịch sử Họ đỗ Việt Nam

Lời mở đầu sách họ Đỗ Việt Nam, Tập I, đã viết: " Họ Đỗ- một cộng đồng người Việt cổ đã sống trên quê hương đất tổ này từ xa xưa, rất lâu đời".

 

Các di tích, thư tịch cũ còn lưu giữ không ít nơi đã khẳng định rõ họ Đỗ đã tồn tại gắn liền với nơi phát tích, sinh tụ của người Việt cổ trên vùng đất này ít nhất cách đây khoảng 5.000-6.000 năm, trược thuở lập nước đầu tiên mang quốc hiệu Văn Lang, trước cả thời xác lập vua Hùng đời thứ nhất.

   Thật vây, theo " Cổ Lôi Ngọc Phả Truyền Thư", " Bách Việt Tộc Phả" thì những người họ Đỗ xa xưa nhất tới nay được biết đến là cụ bà họ Đỗ, tên huý là Ngoạn, còn gọi là công chúa Đoan Trang. Cụ sinh ngày mồng tám tháng tư và hoá (mất) ngày rằm tháng bảy. Cụ thường được gọi theo họ là Đỗ Quý Thị  ( tức Quý bà họ Đỗ). Cụ lấy chồng người họ Nguyễn tên là Nguyễn Minh Khiết tức là Đế Minh. Hai cụ sinh ta Lộc Tục (sau là Kinh Dương Vương). Họ Nguyễn Vân ở làng Vân Nội vẫn cúng giỗ cụ hằng năm với bài văn cúng: " Thỉnh tổ tổng khoa- Cúng gia tiên". Mộ và miếu thờ cụ ghi trong thư tịch cũ trên đây nay vẫn còn ở Ba La, thị xã Hà Đông.

   Cụ có 8 người em trai có tên là: Đỗ Xương, Đỗ Tiêu, Đỗ Kỷ, Đỗ Cương, Đỗ Chương, Đỗ Dũng, Đỗ Bích, Đỗ Trọng. 

   Do có sự bất hoà với chồng ( Đế Minh), Cụ đã đem con trai là Lộc Tục (khi còn ít tuổi) vào tu động Tiên Phi (thường gọi là Động Tiên) ở huyện Lạc Thuỷ thuộc tỉnh Hoà Bình ngày nay, cùng với 8 em trai của Cụ giúp cho Lộc Tục Trưởng thành: Cụ theo đạo Bà La môn, đạo hiệu là Hương Vân Cái Bồ Tát. Tám vị em trai đều là người tài giỏi, hết lòng giúp cháu(con của chị) cho đến khi Lộc Tục được cha là Đại Minh giao quyền thay cha trị vì đất nước, lấy hiệu là Kinh Dương Vương (được tôn là Ngọc Hoàng Thượng Đế), đặt tên là Xích Quỷ ( Xích nghĩa là đỏ, Quỷ là chữ ghép từ ba chữ Vương-Tam Vương-Xem sách "Họ Đỗ Việt Nam" Tập 1, NXB, VH-TT, Hà Nội, năm 2001, trang 239-244 do PGS Đỗ Tòng chủ biên và sách "Việt Nam cội nguồn trăm họ" của GS Bùi Văn Nguyên, NXB, KH-XH, Hà Nội 2001, tr 75-83).

img_3060

  Gò thiềm thừ ở vùng Ba La - tỉnh Hà Tây, theo phả cũ đây là mộ của Bát bộ Kim Cương

Tám vị mà Lộc Tục gọi là cậu ( em mẹ) sau đều trở thành các vị "Kim Cương", thường được gọi là Bát Bộ Kim Cương và mang Phật hiệu, gồm:

 

  • 1-Đỗ Xương, hiệu Thanh Trừ Tai Kim Cương;
  •  
  • 2- Đỗ Tiêu, hiệu là Tịch Độc Thận Kim Cương;
  •  
  • 3- Đỗ Kỷ, hiệu là Hoàn Tuỳ Cầu Kim Cương;
  •  
  • 4- Đỗ Cương, hiệu là Bạch Tịnh Thuỷ Kim Cương;
  •  
  • 5-Đỗ Chương, hiệu là Xích Thanh Hoả Kim Cương;
  •  
  • 6-Đỗ Dũng, hiệu là Định Trừ Tai Kim Cương;
  •  
  • 7- Đỗ Bích, hiệu là Tử Hiền Thần Kim Cương;
  • 8- Đỗ Trọng, hiệu là Đại Thần Lục Kim Cương.                                   

 

img_3057
 Bia con cóc

 Bia con cóc Mộ của 8 vị này ở gò Thiềm Thừ   (con cóc tía) ở vùng Ba La, cách mộ cụ bà Đỗ Quý thị mấy trăm mét đường chim bay. Trước đây gò này còn hai bia đá, trụ vuông, trên đỉnh trụ bia có con cóc ôm quả địa cầu, tượng trưng là "Cậu Ông Trời" (Ngọc Hoàng Thượng Đế). Bốn mặt bia đề bốn câu chữ Hán.

   Phiên âm chữ Hán: 

  Phiên âm chữ Hán: 

 - Phương phần bảo vật

- Vạn cổ nghiễm nhiên

- Chi hạng lưu hương

- Thiên thu thường tại.

Lời dịch của La Sơn Phù Tử Nguyễn Thiếp năm 1789: 

- Lối cũ dấu thơm

 - Nghìn xưa vẫn đó

- Cây to báu vật 

 - Muôn thuở còn đây.

     Do biến động của lịch sử hai bia này đã bị di chuyển và nay vẫn còn nằm trên bờ sông Nhuệ thuộc làng Cự Khê.

*

     Tiếp theo dòng lịch sử đất nước, qua các thế hệ thời Hùng về sau cũng còn để lại di tích về những nhân vật lịch sử họ Đỗ tiêu biểu như:

     Thời Hùng Vương thứ Sáu có Đỗ Phụng Chân ở trang Khê Kiều, huyện Thư Trì, tỉnh Thái Bình ngày nay, đã có công đánh giặc Ân, được dân làng tôn làm Thành Hoàng.

    Thời Hùng Nghị Vương (Hùng Vương thứ 17) ở trang Nhân Lý, nay là làng Tiểu Quan ( Châu Giang, Hưng Yên) có một gia đình họ Đỗ (Đỗ Quang) gồm 3 người con đã có công giúp nước, trong đó có một con gái.

Thời Hùng Vương thứ 18: Số nhân vật lịch sử họ Đỗ xuất hiện không còn là cá biệt, như ở trang Cổ Tiết ( Thái Bình) có gia đình Đỗ Công Điềm và ba con trai Đỗ Quân Tấu , Đỗ Lục Lang, Điền Khánh và con gái là Liên Nương đã có công chống giặc, giúp dân, được suy tôn làm Thành Hoàng làng, hiện vẫn tiếp tục được thờ phụng.

        Từ đầu Công nguyên, nhất là từ thời Hai Bà Trưng, càng về sau danh sách các nhân vật họ Đỗ được ghi tên trong sử sách ngày càng nhiều mà qua hai cuốn sách họ Đỗ Việt Nam tập I và tập, đã cố gắng sưu tập, vẫn còn ít xa so với thực tế lịch sử.

                                                           *

        Hiện nay, họ Đỗ Việt Nam đã phát triển thành một công đồng rộng lớn, định cư ở hầu hết các vùng, các địa phương trong nước, từ miền cực Bắc đến tận Cà Mau.  Xin nêu lên một vài số liệu đã thu thập được:

1 - Hai tập sách họ Đỗ Việt Nam (tập I và tập II) chúng tôi đã sưu tập, giới thiệu tóm tắt lịch sử được khoảng 320 chi , nhánh họ Đỗ ở các làng xã ( trong đó có 124 chi họ Đỗ ở vùng Nghệ - Tĩnh, Nam Thanh Hoá, gọi là Đậu ) , thực tế con số này chỉ là một phần nhỏ trong tổng số các chi nhánh họ Đỗ ở khắp mọi miền tổ quốc. Qua tìm hiểu sơ bộ một số nơi cho thấy: Các chi, nhánh họ Đỗ Việt Nam ở các làng xã khắp nơi còn rất đông; chẳng hạn tỉnh Vĩnh Phúc có 150 xã, phường , thị trấn thì có tới 144 xã có người họ Đỗ định cư, trong khi hai tập sách chúng tôi  mới chỉ giới thiệu được 5 nơi . Không ít làng , xã có tới 5 - 9 chi, nhánh họ Đỗ có gốc thuỷ tổ khác nhau. Những tư liệu này cho thấy không gian sinh sống của cộng đồng cư dân họ Đỗ khá rộng lớn.

2 - Về các nhân vật họ Đỗ được giới thiệu và tôn vinh trong hai cuốn sách "Họ Đỗ Việt Nam" mặc dù chưa sưu tập hết nhưng đã đạt được một con số thật đáng quí.  Thấm nhuần  quan niệm về đạo lý truyền thống nhân văn tốt đẹp của tổ tiên  là "Quan nhất thời , Dân vạn đại"  chúng tôi sưu tập và giới thiệu những người họ Đỗ từ quan to chức lớn đến thứ dân, ai là người có công với dân, với nước được nhân dân, trong đó có họ hàng làng nước kính trọng, đều được coi là nhân vật đáng tôn vinh.  Đương nhiên việc phân loại sắp xếp ở đây cũng chỉ tương đối hợp lý. Cụ thể là:

-  Có 219 nhân vật lịch sử , xưa và nay trong đó có 50 vị được tặng giải thưởng danh hiệu vinh dự đặc biệt của Nhà nước, danh hiệu "Nhân Dân",  ...

-  Có 132 vị Đai khoa cũ:  5 vị bậc Tam Khôi, Trạng Nguyên , Bãng nhãn, Thám hoa.  Tiến sĩ Đệ Nhị Giáp có 18 vị, Tiến sĩ Đệ Tam Giáp có 62 vị.  Tám vị đạt Phó Bảng .  Họ Đỗ xếp hàng thứ 6 trong số các họ cả nước có người đỗ Đại khoa thời cũ.

-  Có 167 vị đỗ Trung khoa thời cũ ( Hương cống , Cử nhân ).

-  Có 486 vị  là Tiến sĩ thời nay ( tính từ 1945 đến 2003 ).

-  Có 157 vị được Nhà nước ta phong chức danh khoa học bậc cao ( Viện sý, Giáo sư, Phó Giáo sư ) . Chưa có số liệu về các chức danh này của người họ Đỗ định cư ở nước ngoài.

-  Có 215 vị được Nhà nước ta tặng danh hiệu "Ưu tú" gồm 32 nghệ sĩ ưu tú, 109 nhà giáo ưu tú và 64 thầy thuốc ưu tú.

-   Quan Võ xưa và nay có tới 133 vị, trong đó có 15 vị cấp Tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

-  Sứ Thần cũ có  26 vị.

-  Những gương vượt khó khăn, có sáng tạo đặc biệt, cống hiến cho đời  4 vị;

    Tuổi trẻ thành đạt trong học đường có 16 người.

-  Đại biểu Quốc Hội, thành viên các Uỷ ban Quốc Hội và Chính Phủ từ khoá I cho đến nay có 97 vị.

-  Có 27 vị Chân tu trong các Tôn Giáo.

-  Có  62 vị được phong là Phúc Thần và Thành hoàng làng.

        Tất cả các con số thống kê trên đây đều thấp thậm chí rất xa so với thực tế.

    Tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ, song qua nghiên cứu bước đầu cho thấy họ Đỗ Việt Nam là một công đồng có số dân không nhỏ và tuy còn ít hơn một số dòng họ khác nhưng có thể xếp vào hàng 10 họ có dân see đông ở nước ta.  Vì vậy trong thực tế lịch sử Cộng đồng họ Đỗ đã, đang và sẽ cùng các dòng họ khác đoàn kết góp phần vun đắp nên truyền thống Văn hoá Việt Nam, xây dựng và bảo vệ non sông gấm vóc  trên phạm vi cả nước hay ở từng làng, xã những nơi có các chi, nhánh họ Đỗ tồn tại và phát triển.

 

Theo website họ Đỗ Việt Nam