Theo sách họ Tô Việt Nam, ở Văn Giang có nhiều chi họ Tô khác nhau. Tuy nhiên, các chi họ Tô ở xã Nghĩa Trụ (trước đây là Tổng Xuân Cầu) tồn tại lâu đời nhất. Ngày nay, họ Tô ở xã Nghĩa Trụ tập trung đông nhất ở thôn Tam Kỳ với khoảng 10 chi: Chi họ Tô cụ Đốc Nam, chi họ Tô cụ Đốc Đông, chi họ Tô Xuân, chi họ Tô Trân, chi họ Tô cụ Đám Ký... Ngoài ra, xã Nghĩa Trụ còn các chi họ Tô ở thôn Phúc Thọ, thôn Đồng Tỉnh, thôn Đại Tài.
Dù ở giai đoạn nào, dòng họ Tô ở xã Nghĩa Trụ (Văn Giang) cũng có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Tiêu biểu là phó bảng Tô Huân, Đốc học Hải Dương, đỗ phó bảng năm Mậu Thìn (1868); cử nhân đốc học Nam Định Tô Ngọc Nữu. Ngoài ra, còn có nhiều người đỗ cử nhân hoặc tương đương như: Tô Thuần, Tô Hiến, Tô Đăng... Trong đó, không thể không nhắc đến Tiến sĩ Tô Trân, Tuần phủ Định Tường, đỗ tiến sĩ năm Bính Tuất (1826). Sau đó, ông giữ chức Hàn lâm viện biên tu. Sau được thăng làm Tuần phủ Định Tường, thường xuyên đối phó với sự xâm phạm, quấy nhiễu của nước Chân Lạp. Năm 1848, ông giữ chức Tả tham tri bộ Lễ, làm việc ở sử quán và kiêm nhiệm vụ Nhật giảng quan ở Kinh Diên. Sự nghiệp lớn lao mà ông để lại cho hậu thế là các công trình sử học như: Minh Mạng chính yếu, Đại Nam thực lục.
Đến thế kỷ XX, XXI, đội ngũ trí thức yêu nước, nhân tài của dòng họ Tô ở Văn Giang ngày càng đông đảo và có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực. Trong đó, giai đoạn đấu tranh kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong hàng ngũ cán bộ cách mạng có không ít trường hợp cả vợ - chồng, anh - chị - em ruột cùng giác ngộ lý tưởng cộng sản và tham gia các phong trào đấu tranh yêu nước, giải phóng dân tộc. Hai anh em ruột Tô Chấn, Tô Hiệu ở Tổng Xuân Cầu là trường hợp như thế.
Tô Chấn sinh năm 1904. Từ năm 1925, đồng chí tham gia các hoạt động trong các tổ chức yêu nước ở Hà Nội, Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ. Năm 1927, đồng chí tham gia tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học đứng đầu và trở thành đảng viên cốt cán, được cử làm Đảng trưởng kỳ bộ Nam Kỳ. Năm 1930, khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Nguyễn Thái Học bị thực dân Pháp kết án tử hình. Tô Chấn được đề cử thay Nguyễn Thái Học và tiến hành mưu sát tên toàn quyền Đông Dương Pasquier và tên toàn quyền Nam Dương Degreff. Việc chưa thành, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình, sau đó giảm xuống tù chung thân và đày ra Côn Đảo. Giai đoạn 1930 – 1936, đồng chí trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương và hăng hái tham gia các phong trào đấu tranh chống chế độ hà khắc của nhà tù... Năm 1936, đồng chí được Chi bộ nhà tù bố trí vượt tù cùng với một số đồng đội khác. Trong quá trình vượt xiềng xích ngục tù, các đồng chí hy sinh trên biển.
32 năm cuộc đời, đồng chí Tô Hiệu (1912 – 1944) có hơn một nửa thời gian tham gia hoạt động cách mạng và lãnh đạo nhiều phong trào đấu tranh ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng và các tỉnh miền duyên hải Bắc Bộ. Năm 1940, khi bị thực dân Pháp đày lên nhà tù Sơn La, đồng chí vẫn tích cực tham gia đấu tranh các chế độ hà khắc của thực dân với người tù, thành lập Chi bộ nhà tù Sơn La; đồng chí biến nhà tù thành trường học, đào tạo nhiều cán bộ cốt cán cho Đảng, cách mạng. Năm 1944, trước khi hy sinh, đồng chí vẫn trăn trở căn dặn đồng đội “Ánh sáng ngày mai đã ló ở chân trời, hãy chuẩn bị đương đầu với những thử thách lớn nhất!”.
Thời kỳ này còn có nhà văn hóa lớn Tô Ngọc Vân ở Xuân Cầu, danh họa nổi tiếng của nền hội họa hiện đại Việt Nam. Ông hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.
Ngoài các bậc cách mạng tiền bối, danh nhân văn hóa tiêu biểu kể trên, dòng họ Tô ở Văn Giang còn có những người con ưu tú như: Đồng chí Tô Quang Đẩu, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội; đồng chí Tô Gĩ (Lê Giản) nguyên Bộ trưởng Bộ Công an đầu tiên của chính quyền cách mạng; đồng chí Lê Văn Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội là cháu ngoại cụ Đốc Nam Tô Ngọc Nữu...
Ngày nay, những người con họ Tô ở mảnh đất Văn Giang dù ở đâu, làm gì cũng luôn khắc ghi về truyền thống dòng họ, quê hương để tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp xây dựng Đảng, phát triển đất nước. Trong đó, các thành viên họ Tô ở Văn Giang đã có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực khác nhau như: Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh, Nghệ sỹ ưu tú Tô Lan Phương; Tiến sỹ Tô Thị Tường Vân...
Để giáo dục thế hệ sau truyền thống hào hùng của quê hương, tri ân, tưởng nhớ những đóng góp của các nhà hoạt động cách mạng, danh nhân văn hóa họ Tô, ngày nay, huyện Văn Giang có một số công trình mang tên các nhà cách mạng họ Tô như: Đường Tô Hiệu, trường Tiểu học Tô Hiệu ở xã Nghĩa Trụ, trường mầm non Tô Quyền, xã Nghĩa Trụ, Quỹ học bổng Tô Hiệu, Quỹ học bổng Tô Quyền... Đồng chí Đỗ Thị Thanh, Hiệu trưởng Trường mầm non Tô Quyền chia sẻ: Tập thể cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh nhà trường đều rất tự hào khi được làm việc, gửi con theo học tại ngôi trường mang tên anh hùng LLVT nhân dân Tô Quyền.
Đồng chí Vũ Văn Tiệp, Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Trụ cho biết: Năm 2021, xã đã hoàn thành nâng cấp, xây dựng thêm dãy phòng học trường Tiểu học Tô Hiệu. Quỹ học bổng Tô Hiệu được thành lập từ năm 1996 đến nay là niềm động viên, khích lệ kịp thời các học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Quỹ học bổng Tô Quyền do thành viên dòng họ Tô quản lý góp phần tạo động lực cho các em học sinh thi đỗ đại học của xã nỗ lực trên con đường chinh phục tri thức. Ngoài ra, các thành viên dòng họ Tô dù sinh sống, làm việc ở nơi đâu luôn nhớ về dòng họ, quê hương, có nhiều đóng góp vào các phong trào, hoạt động của địa phương...
Thắp nén nhang thơm tại Nhà tưởng niệm liệt sỹ Tô Hiệu, chúng tôi không khỏi tự hào, kiêu hãnh về các bậc tiền bối đi trước. Tin tưởng rằng, các thành viên họ Tô nói riêng và Nhân dân xã Nghĩa Trụ nói chung sẽ tiếp tục học tập, rèn luyện, lao động và trưởng thành, đóng góp tích cực vào sự phát triển của quê hương, đất nước...
Hoa Phương
- HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN HỘI ĐỒNG HỌ TÔ TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2024
- Hội nghị bàn giao, nhiệm vụ Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Sơn La
- Vây bắt kẻ bắn chết người rồi trốn nã 35 năm
- Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo (Franco Tech)
- Huyện Chương Mỹ (Hà Nội) thăm hỏi và tri ân các gia đình người có công với cách mạng tại xã Thượng Vực
- Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024: Phát huy trí tuệ xây dựng Thủ đô
- Tổng thống Ireland chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
- Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Mông Cổ
- ỦNG HỘ BÀ CON HỌ TÔ QUẢNG NINH BỊ THIÊN TAI DO BÃO SỐ 3
- ỦNG HỘ BÀ CON HỌ TÔ XÃ XUÂN TRƯỜNG, BẢO LẠC, CAO BẰNG BỊ THIÊN TAI DO BÃO SỐ 3
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
Hôm nay : 368
Tháng hiện tại : 21675
Tổng lượt truy cập : 2664745