Người Việt quan niệm, ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm, Táo quân sẽ lên Thiên đình báo cáo mọi việc của gia chủ trong năm.
Lễ cúng ông Công, ông Táo (hay còn gọi là tết Táo quân) từ lâu đã trở thành một tục lệ, một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Tiễn ông Táo về chầu trời, người dân gửi gắm nhiều điều ước vọng để đón một năm mới bình an, hạnh phúc.
Có nhiều câu chuyện kể về tục cúng ông Công, ông Táo nhưng có lẽ trong tâm thức của người Việt, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là vị thần trông coi chuyện bếp núc.
Đây là những vị thần được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian theo dõi, ghi chép những việc diễn ra trong năm và đến ngày 23 tháng Chạp, các thần sẽ cưỡi cá chép lên chầu thiên đình, báo cáo công việc của gia chủ. Cũng vì quan niệm đó mà với người Việt, ông Công, ông Táo là những vị thần định đoạt điềm may, điềm rủi cho gia đình. Lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm đã trở thành một nghi thức không thể thiếu của phần lớn các gia đình người Việt.
Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và phong tục của từng vùng miền mà nghi lễ cúng ông Công, ông Táo sẽ được tổ chức theo nhiều cách khác nhau, nhưng đều mang một sự tôn kính, trang trọng và thể hiện được lòng thành của gia chủ.
Ngoài lễ vật hương hoa, mâm cúng Táo quân thường có các món ăn truyền thống như xôi gà, chả nem...
Thông thường, mâm lễ cúng tiễn các vị thần về chầu thiên đình sẽ có hương thơm, nến, vàng mã, hoa tươi, mâm ngũ quả. Gia đình nào có điều kiện thì có thể chuẩn bị mâm lễ mặn, mâm chay với đầy đủ xôi, gà, nem giò, canh măng miến...
Và để chuẩn bị “phương tiện” đi lại cho các vị thần, người dân cũng không quên cúng lễ vật mô phỏng hình cá chép hoặc phóng sinh cá chép. Phóng sinh cá chép ngày tết ông Công, ông Táo không chỉ là một nghi lễ tâm linh mà còn thể hiện sự từ bi, hướng con người đến những điều thiện, giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Người dân thường phóng sinh cá chép vào ngày tết ông Công, ông Táo. Ảnh: internet
Lễ cúng thường được tiến hành trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp bởi dân gian quan niệm, sau thời khắc này, các vị thần đã lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng. Tiễn ông Công, ông Táo, người dân gửi gắm mong muốn các vị thần mang đi những vất vả, muộn phiền trong năm cũ để chuẩn bị tâm thế nhẹ nhàng bước vào một năm mới an lành, hạnh phúc.
Tết ông Công, ông Táo năm nay vào thứ 6, ngày 2 tháng 2 năm 2024. Các loại dịch vụ đều đáp ứng nhu cầu của người dân và dịch vụ chuẩn bị đồ lễ cho tết Táo quân cũng không nằm ngoài xu thế đó. Xôi gấc, xôi ngũ sắc, gà luộc, chè trôi nước, chả lụa hình cá, cá chép thạch... là những lễ vật được đông đảo người tiêu dùng ưa thích lựa chọn.
Tô Kiều (tổng hợp)
- Phát huy giá trị lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch Đền Tô Thị Hoạn
- Nhà thơ Tô Nhuần - một phác thảo gần
- SI ĐÔ LA
- MÙA THU HÀ NỘI
- Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung thu
- Phẫn nộ câu nói “Thà đền một lần còn hơn nuôi suốt đời” của giới tài xế xe tải
- Về Ðông Môn nghe nhịp phách, trống chầu...
- Cúng rằm tháng 7 năm 2024 vào ngày nào, giờ nào tốt nhất?
- Nhà thơ Tô Hà và “mối tình si” với Thơ
- Tết Đoan ngọ 2024 là ngày nào?
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
Hôm nay : 1576
Tháng hiện tại : 18279
Tổng lượt truy cập : 2748722