Mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ 2024 sẽ rơi vào thứ Hai, ngày 10/6/2024 (mùng 5/5 âm lịch).
Tết Đoan ngọ còn được gọi với cái tên là Tết Đoan dương, Tết Giết sâu bọ, diễn ra vào tháng 5 Âm lịch - thời điểm thời tiết nóng bức và ẩm ướt, dễ phát sinh dịch bệnh. Theo quan niệm dân gian, việc ăn các thực phẩm như cơm rượu trong ngày này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật.
Tết Đoan ngọ còn là dịp người dân phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt sâu bệnh gây hại cho cây trồng, góp phần bảo vệ mùa màng và môi trường sống.
Tết Đoan ngọ - Đoan dương diễn ra vào mùng 5/5 Âm lịch, chính xác là thời điểm giữa trưa. Đoan có nghĩa là mở đầu, ngọ là thời điểm giữa trưa, lúc dương khí cực thịnh.
Tết Đoan ngọ 2024 sẽ rơi vào thứ Hai ngày 10/6. Vào ngày này, người dân làm lễ cúng Tết Đoan ngọ với mong muốn tiêu diệt các loài sâu bọ gây hại cho cây trồng và cầu mong một vụ mùa bội thu, cũng như tiêu diệt những loài gây bệnh cho con người, vật nuôi.
Theo quan niệm dân gian, việc ăn trái cây và rượu nếp vào ngày 5/5 Âm lịch là cách để diệt trừ sâu bọ. Nghi thức này bao gồm súc miệng ba lần cho sạch sâu bọ, ăn một bát rượu nếp để làm sâu bọ say và ăn trái cây để giết sâu bọ.
Ở một số nơi, người dân có tập quán ăn bánh tro, chè trôi nước, hạt sen để diệt trừ sâu bọ và bệnh tật trong người. Nhiều người còn tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ sâu bọ.
Ở nhiều địa phương ven biển, vào Tết Đoan ngọ, người dân chờ đúng giờ Ngọ đi tắm biển để cầu bình an khỏe mạnh vì theo quan niệm dân gian, đây là ngày khí dương mạnh nhất trong năm, giờ Ngọ là giờ dương khí mạnh nhất trong ngày. Cũng với quan niệm đó, nhiều người hái các loại thảo dược đúng thời điểm này vì cho rằng đây là lúc dược tính trong cây cỏ cao nhất.
Mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ gồm những gì?
Ngày Tết Đoan ngọ thường đến vào sau vụ mùa. Vì thế mà mâm lễ cúng trong ngày này cũng tương đối phong phú với nhiều loại nông sản.
Tùy theo phong tục tập quán của từng vùng miền mà đồ cúng lễ có những món khác nhau, nhưng cơ bản mâm cúng Tết Đoan ngọ gồm có:
- Hương, hoa, vàng mã
- Nước
- Cơm rượu
- Các loại trái cây như mận, vải, hồng xiêm, chuối, dưa hấu...
- Bánh ú tro
- Thịt vịt
- Xôi chè
Nếu như mâm cúng Tết Đoan ngọ của người miền Bắc có bánh gio người miền Nam lại có bánh ú, người miền Trung có thịt vịt.
Tết Đoan ngọ là dịp người ta thường ăn ở nhà với gia đình. Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan ngọ, mọi người thường ăn bánh gio, chè hạt sen, trái cây và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Nhiều người ăn rượu nếp ngay sau khi ngủ dậy.
Tùy Ý (VTC News)
- Phát huy giá trị lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch Đền Tô Thị Hoạn
- Nhà thơ Tô Nhuần - một phác thảo gần
- SI ĐÔ LA
- MÙA THU HÀ NỘI
- Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung thu
- Phẫn nộ câu nói “Thà đền một lần còn hơn nuôi suốt đời” của giới tài xế xe tải
- Về Ðông Môn nghe nhịp phách, trống chầu...
- Cúng rằm tháng 7 năm 2024 vào ngày nào, giờ nào tốt nhất?
- Nhà thơ Tô Hà và “mối tình si” với Thơ
- “Sông Tô” kể chuyện ngày xửa ngày xưa
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
Hôm nay : 601
Tháng hiện tại : 29389
Tổng lượt truy cập : 2718667