
Gợi ý mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Hải Anh
Vào ngày 31-5-2025 Dương lịch, tức mùng 5-5-2025 Âm lịch, các gia đình Việt có thể chọn một trong các khung giờ vàng để cúng Tết Đoan Ngọ.
Theo sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” - NXB Văn hóa thông tin, Tết Đoan Ngọ là lễ lớn của người Việt Nam được tiến hành vào chính giờ Ngọ giữa trưa ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm.
Lễ Tết này không chỉ gắn liền với ý nghĩa bảo vệ mùa màng khỏi sâu bọ phá hoại, mà còn được xem là dịp để thanh lọc cơ thể, phòng ngừa bệnh tật trong thời điểm chuyển mùa, khi con người dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu và dịch bệnh.
Theo dân gian, một số tập tục cổ truyền làm trong ngày này bao gồm: Vừa thức dậy, không chạm chân xuống đất, súc miệng ba lần, ăn trứng vịt luộc, sau đó uống rượu nếp để làm “sâu bọ say”, rồi ăn trái cây để “diệt sạch chúng”.
Tết Đoan Ngọ năm 2025 rơi vào thứ Bảy ngày 31-5-2025. Thông thường, các gia đình cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ “Ngọ” khoảng từ 11h-13h. Lúc này, Mặt trời và Trái đất ở gần nhau nhất trong năm, là thời điểm nóng bức, nhiều dương khí, thích hợp để diệt sâu bọ.
Các khung giờ vàng cúng Tết Đoạn Ngọ 2025 theo lịch vạn niên gồm: Tý (23h-1h), Sửu (1h-3h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h) và Dậu (17h-19h).
Trong đó, khung giờ Tý và Sửu rơi vào ban đêm, không nên lựa chọn để cúng Tết Đoan Ngọ.
Ngoài giờ Ngọ, các gia đình Việt có thể cân nhắc giờ Mão, thời điểm vượng tài, phù hợp cúng Thần Tài - Ông Địa. Với giờ Thân, lúc này đã sang buổi chiều, chỉ dành cho những gia đình bận rộn vào buổi sáng.
Tùy thuộc vào điều kiện sinh hoạt của gia đình, bạn có thể chọn khung giờ phù hợp cúng Tết Đoan Ngọ, quan trọng là sự thành tâm.
Theo HàNộiMới
- Chị Tô Cẩm Nhung - Thủ lĩnh Đoàn, đảng viên trẻ tiêu biểu, đầy nhiệt huyết
- Mứt khế chua của cô giáo Cần Thơ
- Lịch sử, ý nghĩa Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động hưởng ứng tại Việt Nam
- Tết hàn thực, ngày 03 tháng 3 âm lịch
- XUÂN CHỜ
- BẾN QUÊ
- Vì sao “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”
- Tết ông Công ông Táo 2025 là ngày nào dương lịch, nguồn gốc và ý nghĩa?
- Phát huy giá trị lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch Đền Tô Thị Hoạn
- Nhà thơ Tô Nhuần - một phác thảo gần
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



