
Một góc xã Kỳ Tân ngày nay (Ảnh báo Hà Tĩnh)
Kỳ Anh là một thị xã nằm ở cực Nam của tỉnh Hà Tĩnh, chia cắt với tỉnh Quảng Bình bởi Đèo Ngang, một thắng cảnh nổi tiếng qua những vần thơ bất hủ của Bà Huyện Thanh Quan.
Huyện Kỳ Anh xưa kia đất cằn sỏi đá, thường xuyên bị thiên tai bão lụt tàn phá. Ngày nay, thị xã Kỳ Anh đang thay da đổi thịt từng ngày với nhiều dự án lớn đang được triển khai tại khu kinh tế và Cảng nước sâu Vũng Áng.
Họ Tô Ngọc, xóm Xuân Thọ, xã Kỳ Tân, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, theo các cụ truyền lại, có gốc chính là ở tỉnh Ninh Bình. Cụ Tiền Tổ khảo là Tô Ngọc Kham, do cuộc sống mưu sinh phải xa quê đi làm ăn, con trai cụ là Cao Tổ khảo Tô Ngọc Cớt vào lập nghiệp ở xóm Xuân Thọ, xã Kỳ Tân và xây dựng gia đình với Cao Tổ tỷ không rõ tên gì, chỉ biết thường gọi là bà Cớt. Ông bà Tô Ngọc Cớt sinh được 4 người con trai, từ đây hình thành nên 4 chi họ Tô hiện nay, cụ thể như sau:
3 người sinh sống, lập nghiệp trở thành 3 chi họ ở xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
1 người đi lập nghiệp và trở thành 1 chi ở xã Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Nghề nghiệp chính của bà con Họ Tô là làm nông nghiệp, một số thoát lý làm cán bộ, công nhân, viên chức.
Tính từ cụ Tô Ngọc Cớt đến thế hệ con cháu mới sinh hiện nay có 9 đời, 4 chi, 16 nhánh với tổng số 192 hộ và gần 1000 nhân khẩu sống ở các xã Kỳ Tân, Kỳ Lâm, Kỳ Sơn thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh và xã Kỳ Long, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Con cháu thoát ly đi làm ăn, tham gia các ngành bộ đội, công an, giáo viên và các ngành kinh tế khác, lập nghiệp và định cư ở nhiều tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Quảng Bình, Đồng Nai, Gia Lai… Chỉ tính riêng ở Hà Nội có 13 hộ với 52 nhân khẩu cả nội và ngoại, nghề nghiệp chủ yếu là công nhân, viên chức.
Tộc trưởng hiện nay của dòng họ là ông Tô Ngọc Quế.
Dòng Họ Tô Ngọc có nhiều thế hệ tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ có 3 liệt sỹ, có 4 Đại tá công an, 1 Thượng tá, 3 Trung tá, 1 người có trình độ Thạc sỹ và nhiều người tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp các ngành nghề.
Dòng họ đã xây dựng được Từ đường mới trên diện tích đất 200m2 tại xóm Xuân Thọ, xã Kỳ Tân, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày giỗ Tổ của dòng họ là ngày 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Vào ngày này, tất cả con cháu xa gần đều có mặt đông đủ, nhớ về cội nguồn dâng nén hương thơm trước Từ đường dòng họ để tưởng nhớ Tổ tiên. Sau khi dâng hương, con cháu tụ tập họp họ với tinh thần đoàn kết giúp nhau làm ăn.
Tô Vĩnh Hòa
- HỌ TÔ HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI
- HỌ TÔ HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
- HỌ TÔ HUYỆN DẦU TIẾNG, TINH BÌNH DƯƠNG
- HỌ TÔ HUYỆN CÁI NƯỚC, TỈNH CÀ MAU
- HỌ TÔ HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH CAO BẰNG
- HỌ TÔ GIA XÓM BẪU CHÂU, XÃ LỤC BA, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
- HỌ TÔ DUY THÔN CHÂU TRÚC, XÃ MỸ CHÂU, HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH
- HỌ TÔ DUY GỐC MẠC, XÃ QUỲNH NGHĨA, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN
- HỌ TÔ ĐỨC THÔN CHẤN, XÃ ĐÔNG BÀI, HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
- HỌ TÔ ĐỨC THỊ TRẤN THIÊN CẦM, CẨM XUYÊN, HÀ TĨNH
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



