Chi họ Tô thôn Báo Văn, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc


  Di tích Lích sử văn hóa Đền thờ Trạng nguyên Phạm Công Bình - Vị trạng nguyên 

đầu tiên của tỉnh nằm trên địa bàn xã Đồng Văn

Theo lời kể của các cụ cao niên trong họ: Vào khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, có 2 vợ chồng người Họ Tô không biết từ đâu đến sinh cơ lập nghiệp ở đất Báo Văn - tên cũ là thôn Hổ Khẩu, sau lại đổi thành Hổ Kỳ, nay là thôn Báo Văn, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Khi các cụ đến lập nghiệp tại đất Hổ Khẩu thì nhà rất nghèo. Các cụ phải đi làm thuê, cuốc mướn cho phú hộ trong làng.

Thủy tổ của chi họ là Cụ Tô Văn Nhân, tự Phúc Đức, Cụ Bà không rõ họ tên.

Các cụ sinh hạ được 2 người con trai: Người con cả là Tô Trọng Công, tự Phúc Tính, vợ là Hoàng Thị Hiệp. Người con thứ là: Tô Viết An, tự Phúc Bằng, vợ không rõ họ, tên. Từ đây hình thành 2 cành:

Cành Cả có tên đệm là Trọng do ông Tô Trọng Công làm Cành trưởng. Cành thứ có tên đệm là Viết do ông Tô Viết An làm Cành trưởng. Mỗi cành con cháu đều xây nhà thờ riêng thờ cụ Thế Tổ của cành mình.

Họ Tô Văn tính từ ông Thủy tổ Tô Văn Nhân đến nay đã có 11 đời con cháu. Ngày giỗ Cụ Tô Văn Nhân là ngày 22 tháng Chạp âm lịch. Nhưng con cháu thống nhất cúng tế vào ngày 22 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại nhà Trưởng họ.

Tổng số hộ của cành Cả và cành Hai là 201 hộ với 488 đinh, trong đó cành Cả Tô Trọng có 115 hộ với 260 đinh và 684 khẩu; Cành Hai Tô Viết có 86 hộ với 228 đinh số khẩu chưa thống kê được.

Cành Tô Trọng (cành Cả) có một số nhánh đi lập nghiệp ở nơi khác như:

Tại xã Bằng Luân, Đoan Hùng, Phú Thọ có 12 hộ, 30 đinh, 62 khẩu.

Tại xã Thanh Lãng, Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc có 7 hộ, 17 đinh, 32 khẩu.

Tại tỉnh Bình Phước có 6 hộ, 12 đinh 30 khẩu.

Còn tại quê nhà xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc có 90 hộ, 201 đinh, 560 khẩu.

Cành Hai Tô Viết: Cụ Tô Viết An sinh hạ được 6 con trai là Tô Viết Kềnh, Tô Viết Càng, Tô Viết Vui, Tô Viết Vẻ, Tô Viết Thanh, Tô Viết Sự (cụ Tô Viết Sự chết lúc còn nhỏ).

Trong số 5 cụ còn lại của Cành Hai có 2 cụ đi lập nghiệp nơi khác.

- Cụ Tô Viết Kềnh đi lập nghiệp ở thôn Phàn Thạch, xã Đồng Tình, huyện Tam Nông, Phú Thọ ngày nay có 18 hộ với 52 đinh.

- Cụ Tô Viết Càng lập nghiệp ở xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ có 11 hộ với 35 đinh.  

Ở quê còn 3 cụ Tô Viết Vui, Tô Viết Vẻ, Tô Viết Thanh tổng số hộ ở quê là 57 hộ với 141 đinh.

Ngày kỵ Trưởng cành Cả Tô Trọng Công là ngày mồng 3 tháng Tám âm lịch; Ngày kỵ Trưởng cành Hai Tô Viết An là ngày 7 tháng Chạp âm lịch hàng năm.

Cành Cả, cành Hai đều có nhà thờ riêng và con cháu đã quy tập mộ phần và xây cất to đẹp (có ảnh kèm theo)

Nghề nghiệp chính từ Thủy tổ đến nay đa phần làm nghề nông, con cháu trong hai cành đều đoàn kết cần cù lao động. Các thời kỳ phong kiến cũng như trong chế độ mới thời đại Cụ Hồ đều có sự đóng góp tích cực cho dân, cho đất nước.

Thời phong kiến có cụ Tô Trọng Dực đời thứ 5 đỗ Tú tài làm quan tri huyện Vĩnh Tường. Sau đó hoạt động cách mạng và làm Bí thư chi bộ đầu tiên của xã Đồng Văn (năm 1946).

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ con cháu Họ Tô làng Báo Văn, xã Đồng Văn, Yên Lạc, Vĩnh Phúc có 4 liệt sĩ (chống Pháp 1 người và chống Mỹ 3 người).

Về học hành toàn chi họ có 16 người tốt nghiệp đại học, trong đó có 4 Thạc sĩ: Cành Cả Tô Trọng có 8 người tốt nghiệp đại học, 2 Thạc sĩ bảo vệ luận án tại Trung Quốc; cành Hai Tô Viết cũng có 8 tốt nghiệp đại học, 2 Thạc sĩ.

Hiện nay ông Tô Viết Bỉnh (đời thứ 10) là Trưởng cành Tô Trọng. Ông Tô Viết Dánh (đời thứ 10) là Trưởng cành Tô Viết.

         Tô Viết Dánh (Đời thứ 10)