Khu Đô thị và Công Nghiệp Mỹ Phước 3
Vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ 19, tại làng An Phước (nay là phường Mỹ Phước, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) có một cặp vợ chồng Họ Phạm sinh được một người con trai. Người chồng mất sớm ngay khi đứa con trai mới chào đời. Người vợ trẻ với đứa con thơ may mắn được một người Họ Tô (có lẽ gốc miền Trung hoặc miền Bắc) mang về nuôi dưỡng, đặt tên là Tô Văn Út và không sinh thêm người con nào khác. Người Họ Tô này được xem là Thủy tổ của Họ Tô Bến Cát (đời thứ nhất).
Họ Tô ở Bến Cát thật sự hiếm hoi, bởi vùng đất này chủ yếu do 2 chi tộc cùng Họ Nguyễn khai phá, lập nghiệp từ 300 năm nay.
Ông Tô Văn Út (đời thứ hai) lập gia đình rất sớm với một người con gái (không rõ họ, tên) chỉ mới 16 tuổi. Năm 1883, sau khi sinh ra ông Tô Văn Nam (đời thứ ba) thì người vợ mất vì bạo bệnh. Ông Tô Văn Út tái giá với người vợ kế là bà Phạm Thị Dẽ và sinh thêm 7 người con, gồm 3 trai, 4 gái.
Chi Họ Tô thị xã Bến Cát cứ thế phát triển cho đến ngày nay, đã được 7 đời với 130 hộ mang Họ Tô. Nếu tính cả dâu, rể, con, cháu thì cộng đồng Họ Tô tại Bến Cát có tổng cộng 293 người, hiện còn sống 213 người, tập trung tại 2 phường Chánh Phú Hòa và phường Mỹ Phước, Thị xã Bến Cát. Một vài người về sống tại Thành phố Hồ Chí Minh và Tiền Giang. Nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng hoặc thợ mộc, thợ hồ. Một số người đang công tác tại các cơ quan Đảng và chính quyền tại địa phương. Tuy cuộc sống còn vất vả nhưng Họ Tô Bến Cát không có ai thuộc diện hộ nghèo.
Là một chi họ ít người, nhưng Họ Tô Bến Cát cũng có nhiều người tham gia cách mạng, chiến đấu và hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong chiến tranh biên giới với 12 liệt sỹ, 1 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng. Đặc biệt gia đình ông Tô Văn Hà (đời thứ 4) có đến 5 liệt sỹ.
Con cháu Họ Tô Bến Cát rất hiếu học. Hiện có 22 người tốt nghiệp đại học, trong đó có 1 thạc sĩ.
Địa bàn Bến Cát có một số người Họ Tô từ nơi khác đến sinh sống, chưa rõ nguồn gốc, một số đến từ tỉnh Tây Ninh và Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Thời gian tới chi Họ Tô Bến Cát sẽ tiếp tục liên hệ với các chi Họ Tô khác, tạo điều kiện chắp nối dòng họ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tô Văn Đường
- Chi họ Tô Tiến, Tô Đình - làng Hương Xá, xã Phúc Khánh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
- Chi họ Tô Thua Tổng, xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
- Chi Họ Tô thôn Xuân Bảng, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
- CHI HỌ TÔ THÔN VÀNG (HOÀNG GIANG), XÃ YÊN TRUNG, HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH
- CHI HỌ TÔ THÔN VĂN ĐỒNG, XÃ QUẢNG VĂN, HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA
- CHI HỌ TÔ THÔN TRUNG LĂNG, KHU 3, THỊ TRẤN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
- CHI HỌ TÔ THÔN THỦY TÚ PHƯƠNG, XÃ VĨNH TÚ, HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ
- CHI HỌ TÔ THÔN THỤY LÔI XÃ THỤY LÂM, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- CHI HỌ TÔ THÔN THƯỢNG ĐỖ, XÃ THƯỢNG VŨ, HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG
- CHI HỌ TÔ THÔN TẢ QUAN, XÃ DƯƠNG QUAN, HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
Hôm nay : 737
Tháng hiện tại : 29626
Tổng lượt truy cập : 2760066