Chi Họ Tô thôn Bản Pò, xã Cư Lễ huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn


              Biểu  diễn văn nghệ trong ngày Hội Đại đoàn kết ở xã Cư Lễ, Na Rì (Ảnh TL)

            Ông Tô Văn Dinh sinh năm 1937 cho biết: Bố ông là Tô Văn Quý truyền lại rằng: Ông nội là Tô Văn Hộ, dân tộc Tày – là cụ Tổ của chi họ. Nghề nghiệp chính là làm ruộng. Do quê ông Tổ đất đai canh tác ít người lại quá đông, vì vậy khoảng năm 1900, cụ Tổ Tô Văn Hộ đã đưa 5 người con trai đi tìm đất làm ăn sinh sống.

          Lúc đầu đến tỉnh Lạng Sơn và tạm cư tại xã Ba Phòng, huyện Bình Gia. Sau đó một thời gian 5 người con trai của cụ Tổ lại tiếp tục đi tìm vùng đất mới. 1 người đi Hà Nội, 2 người đi Bắc Kạn, 2 người ở lại tỉnh Lạng Sơn, nhưng chuyển đến định cư tại thôn Pác Cáp, xã Quý Hòa, huyện Bình Gia. Cụ Tổ Tô Văn Hộ mất ở Pác Cáp và mộ phần hiện táng tại Pác Cáp.

          Ở Pác Cáp được một số năm, đồi rừng nhiều, đất trồng lúa ít, nhưng cứ mưa là ngập úng không trồng cấy gì được nên đến năm 1955 một gia đình ở lại Pác Cáp sinh sống và trông nom mộ Tổ Tô Văn Hộ, còn gia đình ông Tô Văn Qúy di chuyển một số nơi và cuối cùng đến định cư lập nghiệp tại xã Cư Lễ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

          Ông Tô Văn Qúy lấy vợ người huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn và sinh được 4 người con gồm 1 gái và 3 trai

          - Con trai cả Tô Văn Chắp lấy vợ sinh được 2 gái là Tô Thị Sâm, Tô Thị Vân và 1 trai Tô Văn Đông. Nơi ở thôn Nà Bản, xã Cư Lễ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

          - Con trai thứ hai Tô Văn Vinh  lấy vợ sinh 4 con 1 trai là Tô Văn Hiên và 3 gái. Nơi ở thôn Pác Pàn, xã Cư Lễ, huyện Na Rì.

          - Con thứ ba Tô Văn Dinh sinh 1937, vợ Luân Thị Cò sinh được 6 con 2 trai Tô Văn Nghị, Tô Văn Chí và 4 gái. Nơi ở thôn Bản Pò, xã Cư Lễ, huyện Na Rì.

          Như vậy, ông Tô Văn Hộ và con cháu hậu duệ đã định cư tại đất Lạng Sơn, Bắc Kạn được trên 100 năm.

          Ông Tô Văn Qúy trở thành Khởi tổ của chi Họ Tô Bản Pò, xã Cư Lễ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Các thế hệ nối dõi tính đến con cháu mới sinh đã truyền kế được 4 đời.

          Nghề nghiệp chính là làm ruộng và làm lâm nghiệp, có một số con cháu đi hợp tác lao động. Trong họ vẫn còn hộ nghèo.

          Họ  có 1 chi và 3 cành. Ông Tô Văn Dinh đời thứ 2, là Trưởng cành ba gồm 07 hộ với 60 nhân khẩu. 

          Ở Pác Cáp, xã Qúy Hòa, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn hiện nay có tất cả 9 ngôi mộ do một cành ở Pác Cáp trông nom. Mộ Khởi tổ Tô Văn Quý táng tại Bản Pò, xã Cư Lễ, huyện Na Rì.

          Riêng về lễ giỗ theo phong tục tập quán miền núi của người Tày. Không có nhà thờ họ, gia phả tộc phả chủ yếu bằng truyền ngôn.

          Học vấn của con cháu ở mức bình thường.

          Trong họ có nhưng người tiêu biểu tham gia kháng chiến như:

          Ông Tô Văn Chắp, đời thứ 2, tham gia đánh Pháp ở Cao Bằng.

Ông Tô Văn Dinh, sinh 1937 đời thứ 2, tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ biên giới, được nhà nước trao tặng Huân chương Giải phóng nhất, nhì, ba và Huân chương Kháng chiến hạng ba. Nay là hội viên Hội Cựu chiến binh của xã Cư Lễ. Năm 2014 được 45 năm tuổi Đàng.

          Tô Văn Dinh (đời thứ 2, trưởng cành ba) và Dương Thị Sáy (đời thứ 3)