Nông dân xã Lệ Xá, Tiên Lữ thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật giữ vệ sinh môi trường (Ảnh TL)
Họ Tô thôn Phí Xá (thôn Bùi), tổng Canh Hoạch, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nay là thôn Phí xá, xã Lệ Xá (xã Phan Tây Hồ cũ), huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Do không có gia phả nên con cháu đời nay chỉ biết trong bài cúng tên cụ Tổ là Phúc An, Tỷ tổ Hiệu diệu Từ Linh. Bố của cụ là Tô Phúc Tường, quê Thái Bình, sinh hạ được hai người con. Người con cả lập nghiệp tại quê, là thôn Phú Khê (thôn Nội), xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình; nay là chi Họ Tô Đăng, Tô Trọng. Người con thứ hai về lập nghiệp tại thôn Phí Xá từ đời Lê Hiển Tông (1740 - 1786), niên hiệu Cảnh Hưng đời Hậu Lê.
Chi Họ Tô thôn Phí xá, tính từ cụ Tổ Tô Phúc An là đời thứ nhất, cho đến nay đã được 11 đời, với số đinh hiện tại là 164 đinh. Từ đời thứ 2, đến đời thứ 6 các cụ đã phiêu bạt đi các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Bộ cho đến nay một số nhánh họ mất liên lạc.
Cụ Tổ Tô Phúc An về lập nghiệp tại thôn Phí Xá, sống bằng nghề mò cua, bắt ốc, làm thuê cuốc mướn, khai phá đất hoang, dần dần các đời về sau mới có ruộng vườn, nhà cửa. Do đời sống kinh tế khó khăn nên việc học hành địa vị xã hội của các cụ cũng bị hạn chế; chỉ từ đời thứ tư trở đi mới tham gia các chức sắc trong làng. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, việc học hành, tham gia công tác xã hội, kinh tế phát triển, cho đến nay chi họ không còn hộ nghèo, con em trong chi họ đều tốt nghiệp phổ thông.
Hằng năm cứ vào ngày 25 tháng Hai (âm lịch), con cháu xa gần trong chi họ về tập trung tại nhà ông Trưởng tộc để làm giỗ Tổ. Chỉ biết tên húy của cụ ông là Phúc An, cụ bà Hiệu diệu Từ Linh để thờ cúng.
Trưởng tộc chi Họ Tô thôn Phí Xá là ông Tô Văn Tuấn, đời thứ 8 trong chi họ.
Chi họ đã tổ chức được Qũy Khuyến học, Quỹ do các gia đình trong chi họ đóng góp, hằng năm cứ đến ngày 2 tháng 9 chi họ tập trung tại nhà ông Trưởng tộc để tuyên dương, khen thưởng những học sinh giỏi, học sinh tiên tiến và các học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng…
Cho đến nay chi họ đã có 16 người tốt nghiệp đại học và 6 người đang học đại học.
Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta; chi họ có người tham gia nghĩa quân Đề Thám, sau bị địch khủng bố phải thay tên, đổi họ. Ở thời đại Hồ Chí Minh, chi họ có 6 liệt sĩ hy sinh cho Tổ quốc (1 liệt sĩ chống Pháp và 5 liệt sĩ chống Mỹ); đặc biệt có gia đình cụ Tô Văn Tắc có 3 người con hy sinh (1 chống Pháp và 2 chống Mỹ).
Chi họ được tuyên dương hai Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (1 là con dâu và 1 là con gái):
1.Mẹ Trần Thị Tắc (tên chồng), đời thứ 6, có 3 con hy sinh cho Tổ quốc (gia đình đã chuyển lên Yên Bái từ năm 1958).
2.Mẹ Tô Thị Chao, đời thứ 6, có 1 con duy nhất hy sinh cho Tổ quốc (cụ lấy chồng về thôn Phù Oanh, xã Nhật Tân, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên).
Chi họ có 2 sĩ quan cao cấp quân đội là:
1.Tô Diểu, đời thứ 7, sinh năm 1937, cấp bậc Đại tá, chức vụ Trưởng phòng Huấn luyện, Bộ Tham mưu Binh chủng Thông tin Liên lạc.
2.Tô Trọng Đạo, đời thứ 8, sinh năm 1951, cấp bậc Đại tá, chức cụ Cục trưởng Cục Kỹ thuật, Quân khu 3.
Cách đây khoảng vài chục năm, chi họ đã tìm về quê gốc, nhận chi Họ Tô Trọng, Tô Đăng ở thôn Trung Thành, xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là ngành Trưởng cụ Tô Tô Phúc Tường và theo giỗ tết.
Tô Diểu
- Chi Họ Tô xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
- Chi họ Tô Vĩnh xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- CHI HỌ TÔ VĂN THÔN YÊN THÁI, XÃ ĐÔNG YÊN, HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI
- Họ Tô Văn thôn Quan Khê và thôn Thọ Khê, xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
- Chi họ Tô Văn xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
- Chi họ Tô Văn xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
- CHI HỌ TÔ VĂN XÃ BÌNH NGUYÊN, HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH
- CHI HỌ TÔ VĂN THÔN YÊN THÁI, XÃ ĐÔNG YÊN, HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI
- CHI HỌ TÔ VĂN THÔN TỬ LẠC, PHƯỜNG MINH TÂN, THỊ XÃ KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG
- Họ Tô Văn thôn Quan Khê và thôn Thọ Khê, xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
Hôm nay : 260
Tháng hiện tại : 30491
Tổng lượt truy cập : 2804289