
Sản phẩm rau sạch xã Khánh Hà, Thường Tín (Ảnh TL)
Khánh Vân là một làng nhỏ ven sông Tô Lịch (chi lưu của sông Nhuệ) thuộc xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Khánh Vân là một vùng đất có bề dầy truyền thống lịch sử từ thời dựng nghiệp của nhà Hậu Lê cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và phát triển kinh tế, xây dựng đất nước ngày nay.
Xã Khánh Hà từ đầu thế kỷ 19 thuộc tổng Hà Liễu, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng. Năm 1946 xã có 7 thôn, lấy tên là xã Ái Quốc. Năm 1955, xã Ái Quốc thuộc huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông. Năm 1971 đổi tên là xã Khánh Hà thuộc huyện Thường Tín. Nay thuộc thành phố Hà Nội.
Theo lời truyền lại, Thủy tổ Họ Tô Văn ở làng Khánh Vân là Tô Văn Chí Thành. Tổ bà là Bùi Thị Hải.
Giỗ Thủy tổ Tô Văn Chí Thành vào ngày 8 tháng Tư âm lịch. Giỗ Tổ bà Bùi Thị Hải vào ngày 5 tháng Sáu âm lịch.
Cụ Thành có 2 người em gái là Tô Ngọc Cung Nương và Tô Thị Điệp
Họ Tô Văn hiện nay có 3 cành, đã phát triển đến đời thứ 7.
Tổng số có khoảng 38 hộ với 130 nhân khẩu, trong đó hiện còn ở lại quê Khánh Vân là 34 hộ với 116 nhân khẩu. Một số hộ đi làm ăn định cư ở nơi khác như:
Thành phố Hồ Chí Minh có 1 hộ với 5 nhân khẩu.
Tỉnh Bình Định có 2 hộ với 5 nhân khẩu.
Tỉnh Hà Bắc có 1 hộ với 4 nhân khẩu.
Nghề nghiệp chủ yếu của người ở lại quê là làm nông nghiệp. Đời sống trung bình, thu nhập thấp.
Do chiến tranh, trong kháng chiến chống Pháp, gia phả và nơi thờ tự bị đốt phá không còn. Đến nay cũng chỉ tổng hợp chép lại được đến đời thứ 7. Vì vậy không được đầy đủ chi tiết.
Những năm gần đây, chi Họ Tô Văn làng Khánh Vân đã tu sửa nâng cấp toàn bộ phần mộ trong họ. Nhưng vẫn chưa xây dựng được nơi thờ tự riêng, mà vẫn phải sử dụng nhà Trưởng họ làm nơi thờ tự chung.
Hàng năm vào dịp Tết Trung Thu, họ kết hợp tổ chức khen thưởng cho các cháu học sinh giỏi từ cấp huyện trở lên.
Hiện nay trong họ có 7 người tốt nghiệp đại học, 2 người là Thạc sĩ.
Trong chi họ có ông Tô Văn Cường - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
Tô Văn Lựu (Trưởng họ)
- HỌ TÔ VĂN THÔN CƯỜNG THỊNH, XUÂN LIÊN, NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH
- HỌ TÔ TỈNH TÂY NINH
- Chi Họ Tô làng Yên Thống, Liêm Phong, Thanh Liêm, tỉnh Ninh Bình
- HỌ TÔ TỈNH KHÁNH HÒA
- Chi Họ Tô thôn Xuân Bảng, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
- Họ Tô thôn Văn Mỹ, Yên Trung, Ý Yên, tỉnh Ninh Bình
- HỌ TÔ THÔN VĂN GIAI, CHÍ MINH, CHÍ LINH, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
- HỌ TÔ THÔN QUAN KÊNH, TRUNG KÊNH, TỈNH BẮC NINH
- HỌ TÔ THÔN PHƯỢNG MAO, HOẰNG PHƯỢNG, HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA
- HỌ TÔ THÔN NGỌC THẠNH, PHƯỚC AN, TUY PHƯỚC, TỈNH GIA LAI
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



