Một góc xã Đông Yên, Quốc Oai ngày nay (Ảnh TL)
Xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Hà Nội có 4 chi Họ Tô. Trong đó có chi Họ Tô Văn thôn Đông Thượng nghe nói từ Nghệ An ra; chi Họ Tô Hiến thôn Đông Thượng; chi Họ Tô Văn thôn Yên Thái; chi họ Tô Văn thôn Đông Hạ đã ở đó từ rất lâu đời và có thể có quan hệ huyết thống với nhau.
Năm 1970, ông Tô Hiến Ty – Tộc trưởng chi Họ Tô Hiến thôn Đông Thượng, ông Tô Văn Sợi – Tộc trưởng chi Họ Tô Văn thôn Yên Thái và bà Tô Thị Đen – Trưởng nữ Họ Tô Văn thôn Đông Hạ (cụ Tô Văn Khánh thân sinh bà Tô Thị Đen không có con trai và cũng không có anh em), đã gặp nhau và nhận nhau có cùng huyết thống, nhưng lúc ấy tài liệu của từng chi họ còn sơ sài nên chưa phân định được thứ bậc.
Đến năm 1990, ba chi họ lại gặp nhau lần nữa và xác định:
Chi Họ Tô Hiến thôn Đông Thượng là cành Trưởng; đệ nhất Thế tổ là cụ Tô Hiến Kiên và Tỉ tổ là bà Nguyễn Thị Lợi.
Chi Họ Tô Văn thôn Yên Thái là thứ Hai; đệ nhất Thế tổ là cụ Tô Văn Thái và Tỉ tổ là cụ Đỗ Thị Lực.
Chi Họ Tô Văn thôn Đông Hạ là thứ Ba; đệ nhất Thế tổ là cụ Tô Văn Trung và Tỷ tổ là cụ Nguyễn Thị Lan.
Họ Tô Văn thôn Yên Thái thờ cụ Tô Văn Thái là Thủy tổ, nhưng thực ra trên cụ Thái còn có nhiều đời nữa; vì theo tục lệ xưa là “Ngũ đại mai thần chủ”, con cháu chỉ thờ cụ tứ đại, khi đó là cụ Tô Văn Thái, còn cụ ngũ đại trở về trước nữa thì chôn bài vị mà không thờ, nên con cháu hiện nay không biết đích thực Thủy tổ của mình là ai, từ đâu đến Đông Yên và từ Thủy tổ đến nay là bao nhiêu đời. Cụ Tô Văn Thái trước kia ở thôn Đông Hạ, do điều kiện kinh tế con cháu đã chuyển sang thôn Yên Thái đến nay đã gần 200 năm. Mộ cụ ông vẫn còn ở Đông Hạ, đặt ở Gò Sui, cụ mất ở Đông Hạ ngày 12 tháng Giêng âm lịch. Tỷ tổ là cụ Đỗ Thị Lực mất ngày 19 tháng Bảy âm lịch, mộ đặt tại Gò Giữa thôn Đông Thái. Tính từ cụ đệ nhất Thế tổ Tô Văn Thái, chi Họ Tô Văn thôn Yên Thái nay đã đến đời thứ 9, có 63 hộ với 252 nhân khẩu.
Vào đầu những năm 1960 của thế kỷ trước, có một số hộ đã đi xây dựng Nông trường ở Lương Sơn, Kỳ Sơn, Cao Phong (tỉnh Hòa Bình), có 8 hộ với 24 nhân khẩu. Một số hộ sang huyện Gia Lâm (Hà Nội) và lên tỉnh Thái Nguyên làm ăn rồi định cư lại đó. Bà con vẫn thường xuyên liên hệ với quê hương và vẫn về quê họp mặt vào dịp đầu xuân hoặc ngày giỗ Tổ 12 tháng Giêng.
Hiện nay chi họ đã xây được mộ Tổ, lập gia phả và xây dựng nhà thờ. Nghề nghiệp chính của chi họ là làm ruộng. Đời sống ở mức trung bình, vẫn còn 3 hộ nghèo.
Trong hai cuộc kháng chiến và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chi họ có 13 người tham gia lực lượng vũ trang, có 2 liệt sĩ chống Pháp và 3 liệt sĩ chống Mỹ.
Trong chi họ có 14 người tốt nghiệp đại học, trong đó có 2 người là Thạc sĩ.
Tô Văn Hữu (Tộc trưởng đời thứ bảy)
- Chi họ Tô Văn xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
- Chi họ Tô Văn xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
- CHI HỌ TÔ VĂN XÃ BÌNH NGUYÊN, HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH
- CHI HỌ TÔ VĂN THÔN TỬ LẠC, PHƯỜNG MINH TÂN, THỊ XÃ KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG
- Họ Tô Văn thôn Quan Khê và thôn Thọ Khê, xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
- Chi Họ Tô Văn thôn Chấn, xã Đồng Bài, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
- Chi Họ Tô Văn làng Khánh Vân, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
- CHI HỌ TÔ VĂN THÔN TÚ SƠN, XÃ ĐỨC LÂN, HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI
- Chi Họ Tô Trần xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
- CHI HỌ TÔ TĨNH LỘC, XÃ NGHĨA TRUNG, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
Hôm nay : 623
Tháng hiện tại : 20581
Tổng lượt truy cập : 2794379