
Cánh chim báo sang mùa
Nắng hoai hoai cuối hạ
Màu mây non lá mạ
Gió trên cành hiu hiu
Chừng như thu ngấp nghé
Trong hương cốm đâu đây
Khói lam chiều rất nhẹ
Sông vừa vơi vừa đầy
Phút giây chuyển sang mùa
Nghe vô cùng huyền diệu
Không thừa và không thiếu
Tay thiên nhiên đặt bày
Hạ tàn và thu tới
Đi qua tà áo ai
Đôi vạt dài thơ thới
Chút nắng vàng vắt vai.
Và tiếng đàn tri âm
Nhẹ tênh như lá rơi
Bay trong không gian xanh
Gieo tứ thơ bất chợt
Tạ Hữu Yên
Nhà thơ Tạ Hữu Yên (1927 - 2014), sinh ra tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ông nhập ngũ năm 1948 và bắt đầu viết ca dao, làm thơ, viết báo. Ông xuất bản được64 đầu sách với các thể loại; truyện, ký, sưu tầm và thơ; trong đó có 10 tập về Chủ tịch Hồ Chí Minh và tập “Võ Nguyên Giáp vị Đại tướng văn võ song toàn” được dư luận hoan nghênh. Ông còn có 168 bài thơ được phổ nhạc và đi cùng năm tháng như các bài “Đất nước”, “Đôi dép Bác Hồ”, “Từ bến Nhà Rồng”, “Cung đàn Huế” và “Cảm xúc tháng Mười”… “Sang mùa” là một bài thơ hay, được nhiều người ưa thích.
Một năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Thu là phần thứ ba trong bốn phần của một chu trình thời tiết, nằm giữa cuối hạ và đầu thug… Như sau những thất thường giông bão và nắng hạ thiêu đốt, thời tiết lại sang thu hiền hoà, dịu nhẹ như đôi vợ chồng sau cơn xích mích lại làm lành với nhau dịu nhẹ. Được tác giả mô tả:
Nắng hoai hoai cuối hạ
Mây màu non lá mạ
Gió trên cành hiu hiu
Thế rồi khói bếp chiều trở thành màu lam, dòng sông cuối mùa nên lũ cũng vừa vơi vừa đầy và thoang thoảng đâu đây có mùi hương cốm mới…
Cũng giống như mùa xuân, mùa thu là bạn với mọi người như một sứ điệp, một thông điệp hoà bình. Ở đây, tác giả chỉ chọn hai nhân vật đại diện: Đó là một dáng hình kiều nữ vô danh, vô hình với:
Đôi vạt dài thơ thới
Chút nắng vàng vắt vai.
Và một tiếng đàn tri kỷ buông giữa không gian xanh, nhẹ như một tiếng lá rơi, bất chợt gợi lên một thi tứ thu tứ, cũng gợi lên trong lòng người một đòi hỏi cần có nhau, cần có bạn bè tri kỷ trong cuộc đời…
Trong kho tàng thơ Việt Nam viết về mùa Thu, có ba bài tuyệt cú, đó là: “Thu điếu” của Yên Đổ, theo thể Đường luật; bài “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư, có “Con nai vàng ngơ ngác” và bài “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu, với “những luồng run rẩy rung rinh lá” (Điệp âm bốn phụ âm R). Nhà thơ Tạ Hữu Yên của chúng ta hẳn có biết ba bài thơ Thu nói trên mà vẫn chủ động với cảm hứng và ngòi bút của mình, ra mắt bài thơ “Sang mùa”. Đây là bài thơ hay tả chân về mùa Thu.
Tô Hồng
- Lịch sử, ý nghĩa Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động hưởng ứng tại Việt Nam
- Tết hàn thực, ngày 03 tháng 3 âm lịch
- XUÂN CHỜ
- BẾN QUÊ
- Vì sao “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”
- Tết ông Công ông Táo 2025 là ngày nào dương lịch, nguồn gốc và ý nghĩa?
- Phát huy giá trị lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch Đền Tô Thị Hoạn
- Nhà thơ Tô Nhuần - một phác thảo gần
- SI ĐÔ LA
- MÙA THU HÀ NỘI
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



