ĐÌNH VÀ ĐỀN THỜ THẦN LONG ĐỖ - TÔ LỊCH TẠI THĂNG LONG THÀNH

Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ thậm chí cả một số khách nước ngoài khi đến Thủ Đô Hà Nội không thể không đến Đền Bạch Mã số 78 phố Hàng Buồm, Quận Hoàn Kiếm. Đây là một trong những danh lam thắng cảnh của Thăng Long Tứ Trần thờ một vị nhân thần nổi tiếng thiêng liêng hộ quốc từ hơn 1700 năm trước. Thần Long Đỗ - Tô Lịch với thần hiệu là Quảng Lợi, Bạch Mã.

Theo sự phân công của thường trực BLL Họ Tô Việt Nam trong nội dung tìm về cội nguồn để khẳng định Thủy Tổ Họ Tô là ai? Căn cứ vào những tài liệu lịch sử , thư tịch , hoành phi câu đối tại một số đình đền và các công trình nghiên cứu của các nhả sử học Lê Văn Lan, Cố giáo sư Trần Quốc Vượng, BLL Họ Tô Việt Nam đã làm lễ suy tôn Thaafn Long Đỗ - Tô Lịch là Thủy Tổ Họ Tô Việt Nam nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long- Đông Đô-Hà Nội tại đền Bạch Mã số 78 Hàng Buồm, Quận Hoàn Kiếm , Hà Nội.

1.Đền Bạch Mã là một trong 4 Tứ Trần của Thăng Long xưa sau đền Bạch Mã còn những nơi nào ghi dấu ấn về Thần Tô Lịch - Long Đỗ ? Ngày 2/8/2013 tức ngày 15/6 âm lịch BLL Họ Tô Việt Nam đã cử ông Tô Văn Thặm, Tô Hồng Long, Tô Liệt đi khảo sát một số đình đền có liên quan hoặc đã và đang thờ Thần Tô Lịch – Long Đỗ tại Hà Nội. Theo chỉ dẫn của phòng Văn Hóa – Thể Thao & Du Lịch thuộc sở Văn Hóa – Thể Thao & Du Lịch Hà Nội chúng tôi đến đền Gừng làng Khương Hạ, phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân. Đây là ngôi đền cổ có trên 400 trăm năm tuổi được xây dựng khá khang trang nguy nga và thuộc loại bậc nhất Thành Thăng Long. Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian nhưng ngôi đền vẫn được bảo quản giữ gìn nguyên vẹn từ các đạo sắc phong đến các hiện vật như chuông đồng, tượng khánh Hoàng Phi câu đối , đồ cúng tế…

Đền thờ Thần Hoàng Đức Đại Vương Lê Dương Vệ bản cảnh thành Hoàng làng trung đẳng phúc trần và 12 vị tổ của 12 dòng họ có công khai phá sáng lập làng Khương Hạ. Đồng thời đây cũng là nơi thờ thủy Thần Sông Tô Lịch. Trong bài văn khấn hàng năm cúng tại đền có nói đến công lao của Thủy Thần Sông Tô Lịch mà theo ông thủ từ Nguyễn Văn Thạnh Thần sông Tô Lịch chính là Thần Tô Lịch – Long Đỗ Đại Vương. Trong đền còn lưu giữ 12 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến. Riêng triều Đại Tây Sơn từ Nguyễn Huệ, Quang Toản, Quang Tòng có đến 3 sắc phong ( xem ảnh đền Gừng làng Khương Hạ )

Hàng tháng cứ đến ngày sóc ( mồng 1 ) và ngày vọng 15 ( rằm ) bà con làng Khượng Hạ và phường Khương Đình đến đền dâng hương hoa, trái cây bái vọng các Thần. Mồng 1 mồng 2 mồng 3 Tết Nguyên đán tổ chức cúng tế linh đình

2. Đền Linh Quang phường Văn Chương, Quận Đống Đa Hà Nội theo các ông chánh phó từ trưởng ban quản lý di tích đền Linh Quang, Đặng Văn Yên, Hoàng Văn Tài cho biết trước đây đền Linh Quang đặt trên đất Hồ Văn Chương năm 1962 thành phố cải tạo mở rộng hồ làm nơi tiêu úng nên được chuyển về đặt trong khu đất chùa Linh Quang. Nợi đây trở thành Cụm di tích Đình Đền - Chùa Linh Quang và đã được thành phố Hà Nội xếp hang di tích lịch sử Văn hóa.

Đình Linh Quang thờ Thần long Đỗ Thượng đẳng phúc thần Thành hoàng làng. Đình Linh Quang được coi là một trong Tứ trấn của Kinh Thành Thăng Long xưa. Theo Việt Điện u linh tập ( Đại Nam thống nhất chí tập 3 NXBKHXH- HN năm 1971 trang 199 ) Đời Đường Hàm Tông Cao Biền đắp Thành Đại La, một hôm ra chơi ngoài cửa Đông chợt thấy trong đám mây mù tối tăm có người kì dị mặc áo hoa, cưỡi rồng đỏ, tay cầm giản điệp màu vàng theo mây bay lượn. Biền kinh sợ dùng bùa trấn yểm, đêm thấy Thần hiện về báo mộng rằng “ Ta là tinh anh ở Long Đỗ nghe biết ông đắp thành  nên đến đây hội ngộ việc gì mà phải trấn yểm”. Biền lấy làm kỳ quái bèn chôn vàng đồng và bùa để yểm thì ngay đêm hôm ấy trời nổi con mưa, sấm chớp dữ dội, sang ra xem thì thấy vàng đồng và bùa yểm đều tan nát thành cát bụi. Biền sợ hãi lập đền thờ ngay tại chỗ ấy và phong làm thần Long Đỗ. Đến đời Lý Thái Tổ dời kinh đô đến Thăng Long vì đô thành hễ đắp lại vỡ. Lý Thái Tổ sai người đến đền cầu đảo chợt thấy một con ngựa trắng đi từ trong ra qua thành một vòng, ngựa đi đến đâu đều có dấu vết đến đấy rồi vào trong đền thỉ biến mất. Sau đó theo vết chân ngựa để đắp thành quả nhiên thành không lở nữa bèn thờ làm thành hoàng thành Thăng Long các triều sau cùng theo đấy mà phong làm Quảng Lợi Bạch Mã tối linh thượng đẳng Thần. Ngoài sự tích sự kiện được ghi trong hồ sơ di tích Đình Linh Quang thì tại Đình còn lưu giữ 7 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam mà chủ yếu là thời nhà Nguyễn. Sắc có niên đại sớm nhất là Tự Đức nguyên niên thứ 3 (1850) và muộn nhất là Khải Định thứ 9 (1924). Các sắc phong đều ghi rõ “Sắc Hà Đông Tỉnh, Hoàng Long Huyện, Linh Quang thôn tòng tiến phụng sự dương uy ngự vũ bảo chứng Kiêm Thuận Hàm Bạch Mã Thượng Đẳng hướng lai hộ quốc tí dân nấm trừ linh ứng”. Trong đền Linh Quang ngoài 7 bài vị đạo sắc phong còn có 2 long ngai bài vị chạm rồng chầu, tứ linh hoa dây ( mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX ) 1 đôi câu đối, 1 bộ tam tự gồm đỉnh, ống cắm hương,cây đèn đồng chạm trổ hoa văn đẹp tinh tế ( mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn ) 1 bức cửu võng  chạm rồng chầu nhật, thân nhỏ uốn gấp khúc trên nền mây cuộn , 1 đỉnh đồng cao 50cm đường kính 35cm, 1 quả chuông đồng, 2 biển lệnh, đôi lọ lục bình đen trắng đời nhà Thanh chủ đề Tùng , Phượng…Ngày lễ cúng là ngày hội hàng năm vào ngày 22/2 và 22/8 Âm lịch. Trong 2 ngày lễ hội này bà con làng Linh Quang, phường Văn Chương tập trung về đình tế lễ bái vọng thần Long Đỗ Đại Vương với Thần hiệu Quảng Lợi - Bạch Mã Tối Linh Thượng Đẳng Thần”. Như vậy Đình Linh Quang chỉ có thờ Thần Long Đỗ Đại Vương, Tô Lịch một vị thần bảo hộ cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc sự yên lành của dân chúng làng Linh Quang và nhân dân quanh vùng.

Tô Văn Thặm