
Đoàn thanh niên xã Quảng Long làm vệ sinh môi trường, Ảnh TL
Gia phả do ông Tô Khắc Nhượng, sinh năm 1918 – một nhà nho trong họ ghi bằng chữ Hán. Năm 1998, ông Tô Khắc Nhượng cùng các ông Tô Khắc Thiện, Tô Khắc Thoan sưu tầm tư liệu viết tiếp gia phả bằng chữ quốc ngữ.
Chi họ Tô Khắc xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa có quê gốc từ Bao Hàm – Hổ Đội, nay là thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình; với Thủy tổ là hai cụ Tô Huệ Ân và Tô Huệ An. Theo Tô Đại Tông thế phả do cụ Tô Ca, Họ Tô Bao Hàm viết: Chi Họ Tô xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa thuộc Phân ngành hai – Chi 4 vào Thanh Hóa từ đời thứ 11 là cụ Tô Nhiên, vợ Nguyễn Thị Nền (tính từ Thủy tổ Tô Huệ An).
Cụ Tô Nhiên và vợ Nguyễn Thị Nền đời thứ nhất Họ Tô xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, sinh hạ được 4 trai là Tô Để, Tô Độ, Tô Mưu và Tô Bền (Bình).
Ngày kỵ nhật cụ Tô Nhiên 26 tháng Giêng (âm lịch).
Ngày kỵ nhật cụ bà Nguyễn Thị Nền 12 tháng Ba (âm lịch).
Buổi đầu vào Thanh Hóa định cư, hai cụ Tô Nhiên và Nguyễn Thị Nền cùng cụ Tô Ngọc đời thứ 11 ở tại xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Sau một thời gian do khó khăn về kinh tế, khí hậu hoặc vì những lý do khác, cụ Tô Ngọc với cụ Tô Để đời thứ 12 trở về Thái Thụy, Thái Bình sinh sống.
Như vậy, cụ Tô Nhiên đời thứ 11 của Thủy tổ Tô Huệ An – Bao Hàm là đời thứ nhất Họ Tô xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
Cụ Tô Độ đời thứ 2. Cụ Tô Độ vợ là Nguyễn Thị Vựa, sinh được 4 trai là Tô Xuân, Tô Kiên, Tô Phú, Tô Hữu và 3 gái là Tô Thị Chuyên, Tô Thị Lịch và Tô Thị Hảo.
Cụ Tô Độ kỵ nhật ngày 20 tháng Năm (âm lịch). Cụ bà Nguyễn Thị Vựa kỵ nhật ngày 5 tháng Hai (âm lịch).
Mộ cụ Tô Độ chôn cất phía Nam đồi Nhơm nhìn xuống hồ Tây Hương Sen, trước mặt huyện lỵ Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Trong phả tộc của chi Họ Tô thôn Lộc Xá, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương có một số chi tiết hoàn toàn trùng khớp với phả tộc Tô Đại Tông Thế phả Bao Hàm. Đó là khi cụ Tô Xuân (con đầu của cụ Tô Độ) mất đã sinh mâu thuẫn với giữa chị dâu Vũ Thị Phát (vợ ông Xuân) với các em chồng, nên bà Vũ Thị Phát cùng với em chồng là Tô Phú về quê ngoại là thôn Lộc Xá, xã Quảng Long, Quảng Xương sinh sống và lập nghiệp tại đây, lập ra chi cả và chi ba Họ Tô, còn chi 2 và chi 4 vẫn ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, nay là xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Tại nghĩa địa thôn Lộc Xá, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa có mộ cụ Tô Xuân bốc cất từ Nông Cống về chôn cùng cụ Vũ Thị Phát.
Trước đây, khi giỗ Tổ Tô Độ, 25 tháng Năm (âm lịch), con cháu Họ Tô xã Quảng Long gồng gánh nhau lên Nông Cống để cúng Tổ. Xét thấy việc đi lại có nhiều khó khăn, hơn nữa chi Họ Tô thôn Lộc Xá xã Quảng Long, huyện Quảng Xương là chi cả nên họ mạc bàn định thống nhất cúng Tổ Tô Độ ở Lộc Xá, tại nhà Trưởng tộc Tô Khắc Tuân, đời thứ 17 của Thủy tổ Tô Huệ An và là đời thứ 6 Họ Tô Lộc Xá, xã Quảng Long, tính từ Thế tổ Tô Độ.
Kỵ nhật cụ Tô Xuân đời thứ ba, Họ Tô xã Quảng Long vào ngày 9 tháng Chín (âm lịch). Kỵ nhật cụ Vũ Thị Phát ngày 15 tháng Bảy (âm lịch).
Tính từ ngày cụ Tô Nhiên vào lập nghiệp tại xã Nông Trường, Triệu Sơn đến nay đã có 7 đời, con cháu gồm có 53 hộ, 265 nhân khẩu; trong đó chi nhất thôn Lộc Xá, xã Quảng Long có 20 hộ, 100 nhân khẩu; tại chi hai xã Nông Trường (huyện Triệu Sơn) có 30 hộ, 150 nhân khẩu; tại Thái Nguyên có 3 hộ, 15 nhân khẩu.
Nhìn chung con cháu Họ Tô Bao Hàm – Diêm Điền vào lập nghiệp tại xã Quảng Long, huyện Quảng Xương và xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn vẫn phát huy truyền thống dòng họ, đoàn kết, nghĩa tình, hiếu học, xả thân vì nước. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã có nhiều người con Họ Tô nêu tấm gương sáng cho các đời con cháu noi theo; trong đó có 5 liệt sĩ. Tiêu biểu nhất là liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Vĩnh Diện, 1 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhiều người hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có 12 người tốt nghiệp đại học.
Tô Khắc Tuân
(Đời thứ 17 của Thủy tổ Tô Huệ An, đời thứ 7 Thế tô Tô Nhiên)
- Chi Họ Tô thôn Xuân Bảng, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
- Họ Tô thôn Văn Mỹ, Yên Trung, Ý Yên, tỉnh Ninh Bình
- HỌ TÔ THÔN VĂN GIAI, CHÍ MINH, CHÍ LINH, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
- HỌ TÔ THÔN QUAN KÊNH, TRUNG KÊNH, TỈNH BẮC NINH
- HỌ TÔ THÔN PHƯỢNG MAO, HOẰNG PHƯỢNG, HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA
- HỌ TÔ THÔN NGỌC THẠNH, PHƯỚC AN, TUY PHƯỚC, TỈNH GIA LAI
- HỌ TÔ THÔN NGHĨA, TÂY LƯƠNG, TIỀN HẢI, TỈNH HƯNG YÊN
- HỌ TÔ THÔN NÀ KHANH, XÃ ĐỔNG XÁ, NA RÌ, TỈNH THÁI NGUYÊN
- HỌ TÔ THÔN MỸ LƯƠNG, XÃ VĂN LANG, HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH
- HỌ TÔ THÔN MỸ HÒA, XÃ ĐẠI HÒA, HUYỆN ĐẠI LỘC,TỈNH QUẢNG NAM
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



