Tô Trung Từ là nhân vật lịch sử quan trọng của Họ Tô Việt Nam. Thông tin Họ Tô Việt Nam (TTHTVN) đã có nhiều bài viết về Tô Trung Từ. Nhưng trên Website Họ Tô Việt Nam chưa có nhiều thông tin về Tô Trung Từ. Thậm chí có người còn đưa thông tin sai lệch về Tô Trung Từ lên Website. Vì vậy chúng tôi thấy cần đăng lại một bài viết về Tô Trung Từ trong TTHTVN lên Website của dòng họ.

     Sách chính sử - Đại Việt sử ký toàn ...

Năm 2011, tôi về thăm nhà ông Tô Nhuần, ở xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội; được ông Nhuần đưa đọc quyển sách “Nhà Trần và con người thời Trần”, do Viện Sử học và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam xuất bản. Tôi thu nhận được một thông tin của nhà báo Nguyễn Sỹ Chân (Báo Kinh tế & Đô thị Hà Nội), viết trong quyển sách đó: “…Năm Canh Thìn, ngài Trần Hấp sinh ra Trần Quý, còn có tên là Lý. Ông Lý lấy được con gái Thái úy nhà Lý là Tô Hiến Thành…”.
Có ý kiến cho rằng “Khái niệm về “Họ” chỉ xuất hiện khi gắn với chế độ phụ quyền. Và họ Tô cũng như nhiều họ khác là do người Trung Quốc mang vào, sau khi áp đặt sự thống trị ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc”. Quan điểm này chưa thấy được nói đến trong một tài liệu chính thống nào mà chỉ “là ý kiến của các nhà nghiên cứu có uy tín như GS Vũ Khiêu, GS Lê Văn Lan, GS Mạc Đường”. Dù là ý kiến của các nhà nghiên cứu có uy tín thì cũng phải được công bố bằng văn bản và văn bản đó có được các cơ quan chuyên ngành và công chúng chấp nhận không.
Về nguồn gốc cộng đồng người Việt ở vùng Tam Đảo, có hai giả thuyết:
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Hồ Chủ tịch đã đọc bản hùng văn “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Bốn ngày sau (ngày 6-9-1945) với âm mưu cướp nước ta một lần nữa, thực dân Pháp theo gót quân Anh kéo vào chiếm đóng Sài Gòn. Ở miền Bắc, quân Tưởng tràn vào Hà Nội, núp sau chúng là lực lượng phản động hòng “diệt Cộng cầm Hồ”. Vận mệnh đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”. Với tinh thần yêu nước quật cường, nhân dân cả nước sẵn sàng đứng lên bảo vệ nền cộng hòa non trẻ, bảo vệ tự do, độc lập. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 đồng bào Nam bộ đứng lên kháng chiến, mở đầu cho toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Thượng tá, họa sĩ, nhà báo Phạm Ngọc Linh (bút danh Nhật Lệ), sinh năm 1943, ở Hạ Hoà, Phú Thọ. Tốt nghiệp trường Mỹ thuật Việt Nam (nay là Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội), ông về công tác tại Ty Văn hoá tỉnh. Nhập ngũ năm 1967, ông vào chiến đấu tại Quân khu Trị Thiên rồi ra Cục Xuất bản Bộ Quốc phòng. Nghỉ hưu năm 1997 tại tổ 18, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thủ đô Hà Nội.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một cuộc Tổng khởi nghĩa, biểu dương sức mạnh vô địch của quần chúng nhân dân, đập tan xích xiềng nô lệ của thực dân, phong kiến, xây dựng chính quyền mới với cuộc sống mới độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc. Lại diễn ra trong mùa thu nên có tên là cuộc Cách mạng mùa thu. Do vậy Cách mạng tháng Tám đã tạo nguồn cảm hứng lớn lao, một đề tài mới lạ cho Văn học nghệ thuật Việt Nam ở thời đại mới; trong đó có thơ và trường ca.
Bài thơ “Nấm mộ và cây trầm” được in lần đầu tiên trên Tạp chí Tác phẩm mới của Hội Nhà văn; được Hội Nhà văn và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trao giải chính thức viết về đề tài Thương binh Liệt sĩ. Quý hơn cả là 41 năm qua, bài thơ luôn được các thế hệ bạn đọc yêu quý và thuộc nằm lòng.

Lời Ban biên tập

 

Trước đây đã có nhiều bài viết về người Họ Tô ở vùng Tam Đảo, thuộc thị trấn Giang Bình, huyện Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Các bài viết đó đều cho là người Họ Tô ở đây là gốc Đồ Sơn, Hải Phòng. Cách đây hơn 5 thế kỷ không rõ vì lý do gì, cả chi họ cùng một số chi họ khác đã chuyển cư sang vùng Tam Đảo. Nay nhà thơ Tô Ngọc Thạch ở Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật thành phố Hải Phòng, trong bài ...

Trong cuốn sách chuyên khảo “Lịch sử Việt Nam hỏi và đáp” (Hà Nội - 2004), Báo Khoa học và Đời sống có giới thiệu câu hỏi của bạn đọc Vũ Phương (Khoa Địa lý Đại học Sư phạm Hà Nội), và bài trả lời của Giáo sư sử học Lê Văn Lan về Tô Lịch. Dưới đây, Thông tin Họ Tô Việt Nam xin đăng lại câu hỏi và bài trả lời đó.