
Xã Phương Giao ngày nay
Theo lịch sử Đảng bộ huyện Võ Nhai, tên Phủ Trì đã có từ thời phong kiến Trần - Lê, thời nhà Nguyễn (đời Đồng Khánh) - Phủ Trì là xã Phủ Trì, tổng Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyện (năm 1883 - 1888). Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 148/SL ngày 25 tháng 3 năm 1948 bỏ đơn vị hành chính cấp phủ, xã Phủ Trì trở thành xóm Phủ Trì thuộc xã Phương Giao, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - xã Phương Giao hiện nay là xã đặc biệt khó khăn của huyện Võ Nhai.
Theo ông bà truyền lại, họ Tô Phủ Trì là dân tộc Kinh, là hậu duệ của cụ Thái Bảo là người có công trong việc xây dựng và bảo vệ làng xã “một thời hưng thịnh, có chợ, có chùa, người đông 300 lão, 700 trai, dân làng no ấm yên vui”. Khi cụ mất đựợc vua sắc phong là Thành Hoàng của làng. Đến năm 1960 các cụ trong họ vẫn giữ đựợc sắc phong của các đời vua ban tại miếu thờ Thành Hoàng làng - sau năm 1960 đến 1990 do kinh tế khó khăn, các cụ cao niên lần lượt quy tiên, các thế hệ con cháu đã không bảo quản được. Miếu bị xuống cấp dột nát cho nên các sắc phong bị mối ăn. Từ năm 2000 đến nay nhân dân Phủ Trì đã tự giác tôn tạo lại và duy trì tổ chức lễ dâng hương hàng năm vào ngày 06 tháng Giêng âm lịch (Từ năm 1960 trở về trước, lễ hội được tổ chức vào ngày 18 tháng giêng âm lịch). Thái Bảo là một chức quan của triều đình, không phải tên thật của cụ.
Từ năm 1960 về trước con cháu họ Tô vẫn tổ chức cúng giỗ hàng năm vào ngày 22 tháng Hai âm lịch. Do tập quán nên các cụ khi mất thì ngày giỗ không cúng tên thật mà chỉ cúng tên Vong (tên do thầy phù thủy đặt cho các đám tang). Như vậy cụ Tổ có tên Vong là Tự Pháp Trấn, có hai con trai là Tự Pháp Dũng và Tự Pháp Linh cũng là cụ Tổ của hai cành họ Tô hiện nay. Con cháu chỉ biết tên thật con trai của Tự Pháp Dũng là Tô Đình Phúc sinh khoảng 1860 - 1870 là cành trên. Cụ Tự Pháp Linh có hai con trai là Tô Văn Trạnh và Tô Văn Lùn không rõ năm sinh. Từ năm sinh của ông Tô Đình Phúc có thể phán đoán cụ Tô tự Pháp Dũng sinh khoảng năm 1830 và họ Tô Phủ Trì nay đến đời thứ 8 là phù hợp.
Họ Tô Phủ Trì từ trước đến nay sống bằng nghề nông, con cháu họ Tô Phủ Trì đang sưu tầm để lập phả các đời từ cụ Tổ Tự Pháp Trấn. Họ Tô Phủ Trì cho đến nay đã truyền kế 8 đời có 2 cành 22 hộ với 89 nhân khẩu. Có 07 hộ lập nghiệp nơi khác, có 7 hộ mới ở riêng thuộc hộ nghèo.
Mặc dù kinh tế còn khó khăn, nhưng họ Tô Phủ Trì có truyền thống hiếu học từ nhiều đời, các thế hệ đều chăm lo học hành tuy không đỗ đạt cao nhưng thời nào cũng biết chữ. Trong họ có 6 người tốt nghiệp đại học, có 1 người đang học cao học ngành xây dựng.
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ và chiến tranh biên giới có 5 người tham gia quân đội thì có 2 liệt sĩ chống Mỹ là Tô Vĩnh Tặng và Tô Quốc Định hy sinh năm 1968 tại mặt trận phía Nam.
Tô Đình Nghĩa
Nguyên Bí thư Đảng ủy xã Phương Giao
- HỌ TÔ VĂN THÔN CƯỜNG THỊNH, XUÂN LIÊN, NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH
- HỌ TÔ TỈNH TÂY NINH
- Chi Họ Tô làng Yên Thống, Liêm Phong, Thanh Liêm, tỉnh Ninh Bình
- HỌ TÔ TỈNH KHÁNH HÒA
- Chi Họ Tô thôn Xuân Bảng, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
- Họ Tô thôn Văn Mỹ, Yên Trung, Ý Yên, tỉnh Ninh Bình
- HỌ TÔ THÔN VĂN GIAI, CHÍ MINH, CHÍ LINH, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
- HỌ TÔ THÔN QUAN KÊNH, TRUNG KÊNH, TỈNH BẮC NINH
- HỌ TÔ THÔN PHƯỢNG MAO, HOẰNG PHƯỢNG, HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA
- HỌ TÔ THÔN NGỌC THẠNH, PHƯỚC AN, TUY PHƯỚC, TỈNH GIA LAI
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



