
Thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng (Ảnh TL)
Thủy tổ của chi Họ Tô thôn Trung Lăng là cụ Tô Vinh Thường, Tổ tỷ là Nguyễn Thị Mỹ.
Cụ Tô Vinh Thường là con độc nhất của cụ ông tên là Tô Chí Thiện và Cụ bà Vương Thị - ở tại Liêm Châu, Hợp Phố, Quảng Đông, Trung Quốc.
Do chiến tranh Trung - Nhật xảy ra, gia đình ly tán; Cụ Tô Vinh Thường chạy loạn sang Việt Nam - tìm gặp cậu em của mẹ là Ông Vương Văn Nhân, còn có tên gọi là Cụ Lang Ngãi để nhờ cậy. Cụ Ngãi là người Việt gốc Hoa đã di cư sang Việt Nam từ lâu, lấy vợ người Việt Nam. Cụ Tô Vinh Thường học nghề thuốc Đông y của cụ Lang Ngãi và định cư hành nghề Đông y tại: thôn Trung Lăng, xã Minh Đức, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng từ năm 1942 cho đến khi qua đời vào ngày 30 tháng 12 năm 1981 (tức là ngày 5 tháng Chạp năm Tân Dậu). Nhân dân trong vùng đều quý mến cụ và gọi là Cụ lang “Á Cố”, Cụ lang “Khách”.
Vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn và địa lý xa xôi không về lại được quê hương Trung Quốc, ông đã lấy vợ người Việt Nam là bà Nguyễn Thị Mỹ (sinh năm 1928) người thôn Lâm Cao, xã Tự Cường, huyện Tiên Lãng. Đến năm 2015 cụ còn sống tại thôn Trung Lăng, xã Minh Đức, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Cụ Tô Vinh Thường sinh được 7 người con (4 trai, 3 gái), là các ông, bà: Tô Thị Lũy, Tô Vinh Sáng; Tô Hồng Dưỡng; Tô Hồng Kim; Tô Thị Mùi; Tô Thị Mai; Tô Hồng Hữu.
Bốn con trai của cụ Thường sinh đã hình thành nên 4 nhánh của chi Họ Tô Trung Lăng.
Từ Thủy tổ Tô Vinh Thường đến thế hệ mới sinh, chi họ đã phát triển đến đời thứ 4 với 8 hộ và 32 nhân khẩu. Ông Tô Vinh Sáng (sinh năm 1953) là Trưởng chi họ
Trong chi Họ Tô Trung Lăng có gia đình bà Tô Thị Lũy, ông Tô Hồng Dưỡng tách ra định cư tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Chi họ chưa xây dựng được nhà thờ họ. Mộ Cụ Thủy tổ còn xây khiêm tốn.
Tuy đời sống chưa phải là khá lắm nhưng con cháu của chi Họ Tô Trung Lăng chịu khó học hành, chăm chỉ lao động. Hiện có 7 người tốt nghiệp đại học.
Nghề nghiệp chính của chi Họ Tô thôn Trung Lăng từ cụ Thủy tổ Tô Vinh Thường đến các con là nghề Đông y. Hiện nay 4 người con trai của cụ Thường đều là Hội viên Hội Đông y Việt Nam.
Tô Vinh Sáng(Đời thứ 2)
- Chi Họ Tô thôn Xuân Bảng, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
- Họ Tô thôn Văn Mỹ, Yên Trung, Ý Yên, tỉnh Ninh Bình
- HỌ TÔ THÔN VĂN GIAI, CHÍ MINH, CHÍ LINH, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
- HỌ TÔ THÔN QUAN KÊNH, TRUNG KÊNH, TỈNH BẮC NINH
- HỌ TÔ THÔN PHƯỢNG MAO, HOẰNG PHƯỢNG, HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA
- HỌ TÔ THÔN NGỌC THẠNH, PHƯỚC AN, TUY PHƯỚC, TỈNH GIA LAI
- HỌ TÔ THÔN NGHĨA, TÂY LƯƠNG, TIỀN HẢI, TỈNH HƯNG YÊN
- HỌ TÔ THÔN NÀ KHANH, XÃ ĐỔNG XÁ, NA RÌ, TỈNH THÁI NGUYÊN
- HỌ TÔ THÔN MỸ LƯƠNG, XÃ VĂN LANG, HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH
- HỌ TÔ THÔN MỸ HÒA, XÃ ĐẠI HÒA, HUYỆN ĐẠI LỘC,TỈNH QUẢNG NAM
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



